Hậu Giang Chủ Động Phòng Ngừa Sâu, Bệnh Trên Vườn Cây Ăn Trái
Do mưa nhiều trong những ngày qua, nên khả năng bệnh vàng lá gân xanh (Greening) và vàng lá thối rễ trên cây có múi (nhất là trên cam sành và quýt đường) sẽ phát triển và lây lan sang diện rộng. Ngoài ra, mưa nhiều còn gây ra tình trạng ở những tán cây bị che phủ sẽ thiếu ánh nắng làm ẩm độ trong vườn cao, đây là điều kiện thuận lợi cho sâu đục trái sinh sôi và gây hại trên các vườn bưởi.
Trước tình hình trên, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang đề nghị lực lượng cán bộ bảo vệ thực vật cần phối hợp với địa phương tiếp tục điều tra, thống kê diện tích vườn cây có múi bị nhiễm bệnh Greening, vận động nông dân tiêu hủy, đồng thời hướng dẫn một số giải pháp để bà con chủ động phòng ngừa.
Đối với bệnh vàng lá thối rễ, nhà vườn cần điều chỉnh mực nước trong vườn cho hợp lý, xẻ rãnh thoát nước để tránh tình trạng cây bị oi nước bệnh phát triển nặng hơn.
Những địa phương có diện tích trồng bưởi nhiều, trạm bảo vệ thực vật phân công cán bộ kỹ thuật theo dõi sự xuất hiện, bắt cặp đẻ trứng của thành trùng (ngài) để tiêu diệt nhằm hạn chế sự bùng phát sang diện rộng...
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, bằng nhiều giải pháp, các doanh nghiệp đã và đang nỗ lực đưa hàng Việt “phủ sóng” ở nông thôn, đặc biệt là những vùng khó khăn.
“Chất tạo nạc đang là vấn nạn làm hủy hoại sản xuất, sức khỏe của người tiêu dùng và nếu không được xử lý triệt để thì ngành chăn nuôi sẽ lâm vào cảnh tự sát”.
Nhiều hộ trồng tích trữ hành, tỏi vào cuối vụ nhằm đợi giá lên cao trong dịp Tết mới bán ra, khiến lượng nông sản này tại Lý Sơn còn lại khoảng 800 tấn.
Các đối tượng kinh doanh đã chuyển hướng và lách luật bằng cách giảm sử dụng clenbuterol và thay bằng salbutamol.
Trước mắt các sản phẩm được tổ chức sản xuất và tiêu thụ theo mô hình sạch, an toàn ở Cần Thơ bao gồm: gạo, thịt heo và các loại rau củ quả.