Điện Lực Bình Thuận Đồng Hành Cùng Nông Dân Trồng Thanh Long
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng điện chong đèn kích thích thanh long ra hoa trái vụ trên tỉnh Bình Thuận liên tục tăng với tốc độ cao. Trước sự tăng trưởng của phụ tải thanh long, ngoài việc nỗ lực đầu tư của ngành điện, Điện lực Bình Thuận (PC Bình Thuận) đã có nhiều chương trình hỗ trợ tích cực cho nông dân.
Thay thế đèn sợi đốt bằng đèn compact tiết kiệm năng lượng
Tính đến tháng 5/2014, điện thương phẩm của PC Bình Thuận đạt 703,510,321 kWh, tăng 9.26 % so với cùng kỳ năm 2013, đạt 43.16 % so với kế hoạch được giao năm 2014 (1.630.000.000 kWh).
Nhằm tăng thêm diện tích thắp sáng mà không thay đổi công suất thắp, giảm chi phí tiền điện, tăng lợi nhuận, Công ty Điện lực Bình Thuận giới thiệu với các hộ trồng thanh long một giải pháp hữu hiệu khác. Đó là “sử dụng đèn compact ánh sáng vàng kích thích cho cây thanh long ra hoa trái vụ” giúp nông dân trồng thanh long chủ động sản xuất trong tình hình thiếu điện hiện nay.
Chương trình hỗ trợ nông dân trồng thanh long thay đèn sợi đốt bằng đèn tiết kiệm điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) chính thức triển khai từ tháng 7/2014. Với mục đích nhằm giảm tiêu hao và lãng phí điện, ngành điện triển khai hỗ trợ nông dân thay 2 triệu bóng đèn tròn sợi đốt chong thanh long bằng đèn tiết kiệm điện trên phạm vi 3 tỉnh kể trên với tổng kinh phí hỗ trợ tương đương 20 tỷ đồng.
Để hỗ trợ nông dân một cách tốt nhất sử dụng đèn compact tiết kiệm điện, nhà nước hỗ trợ việc thu hồi bóng đèn sợi đốt người dân đang sử dụng với mức giá hỗ trợ tương đương với giá thị trường là 4.000 đồng/bóng và chịu mọi chi phí đăng ký, điều hành, tiêu hủy đèn tròn theo đúng quy định bảo vệ môi trường; hỗ trợ vật tư mối nối an toàn điện có giá trị 3.000đồng/mối nối để thay cho việc dùng kim băng không an toàn như hiện nay; hỗ trợ nhân công tháo gỡ đèn tròn, lắp đặt đèn tiết kiệm điện.
Ngoài ra, nông dân tham gia chương trình còn được các nhà cung cấp giảm giá bán bóng đèn tiết kiệm điện compact 20W tối thiểu là 10% so với giá bán thực tế đối với trường hợp thanh toán chậm từ 3 - 6 tháng, hoặc giảm 15% đối với trường hợp trả tiền ngay khi mua bóng đèn. Toàn bộ chi phí hỗ trợ tương đương 30 tỷ đồng.
Hiệu quả mang lại
Khi sử dụng đèn compact, thanh long ra hoa trái vụ giữa bóng đèn compact 20W và bóng đèn sợi đốt 60W đều cho kết quả tương tự nhau. Tỷ lệ 0,5% bóng hư hỏng khi gặp sự cố như mưa, gió trong thời gian chong đèn của bóng compact 20W thấp hơn nhiều so với sử dụng bóng đèn sợi đốt 60W (tỷ lệ hư hỏng từ 2% ÷ 5%). Đồng thời sử dụng bóng đèn compact 20W làm giảm 2/3 lượng điện năng tiêu thụ, giúp giảm chi phí đầu vào, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân.
Ông Mai Văn Tuyên - thôn Phú Nghĩa, xã An Cương, huyện Hàm Thuận Nam - chia sẻ: Từ khi chuyển đổi đèn sợi đốt sang chong đèn compact cho thanh long mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh khi lượng điện tiêu thụ giảm đáng kể và được nhà nước hỗ trợ rất lớn.
Ông Phan Xuân Nguyên - cán bộ PC Bình Thuận - cho biết, nếu áp dụng giải pháp trên cho toàn bộ diện tích trồng thanh long trên địa bàn (khoảng 25.000 ha) và hệ số sử dụng là 0,7 thì sử đụng đèn compact thay đèn tròn sợi đốt hàng năm sẽ tiết kiệm được 13.1258400 kWh, với giá điện như hiện nay là 1.464,9 đ/kWh thì số tiền tiết kiệm được mỗi năm khoảng 1280,1 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Văn Cửu, Chủ tịch Hội Nuôi nhuyễn thể Giao Thủy là trùm của mọi ông trùm ngao miền Bắc. Hơn hai mươi năm trước ông đã du nhập con ngao méo Thanh Hóa về Giao Xuân (Giao Thủy, Nam Định) để nghề này dần trở nên thịnh vượng.
Ông Thái An Lai, Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản tỉnh Đồng Tháp cho hay mấy năm gần đây giá cá tra nguyên liệu luôn đứng ở mức thấp, tiêu thụ khó khăn đã ảnh hưởng nhiều đến ngành nuôi cá của tỉnh. Một thời gian dài, giá cá tra luôn ở mức xấp xỉ và thấp hơn giá thành sản xuất cá đẩy người nuôi lâm vào tình cảnh khó khăn. Sản lượng cá tra toàn tỉnh 3 tháng đầu năm ước khoảng 95.500 tấn.
Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính giống mới theo hình thức thâm canh cho và 50 chủ trang trại nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Mấy ngày qua, trên các tuyến đường nông thôn tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu xuất hiện nhiều xe chở củ mì dính đầy bùn đen đem bán cho các cơ sở chế biến mì trong tỉnh. Hỏi ra mới biết nông dân đang thu hoạch sớm do trồng mì trên những vùng đất thấp, đó là những chân ruộng được canh tác theo chế độ luân canh "1 lúa 1 mì" hoặc là những vùng đất trồng mía sau khi hết chu kỳ.
Ngày 1.4, Tổ dự án nuôi ghẹ xanh trên biển do Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn (Bình Định) chủ trì, đã thả trên 6.000 con ghẹ xanh giống để nuôi tại khu vực đảo Hòn Khô - Nhơn Hải (nuôi bằng hình thức thả đăng, ảnh).