Người Phụ Nữ Quyết Tâm Với Nấm Linh Chi
Tận dụng các trại gạch cũ để trồng nấm linh chi, cô Huỳnh Kim Đào (ấp Phú Thạnh B, xã Nhơn Phú, Mang Thít, Vĩnh Long) đã mạnh dạn đầu tư hàng ngàn phôi nấm, mở ra hướng sản xuất kinh tế mới ở hộ gia đình nông thôn…
Xuất hiện trong những tháng đầu năm 2014, mô hình trồng nấm linh chi tại xã Nhơn Phú bước đầu hiệu quả. Theo UBND xã, lúc đầu có khoảng 11 hộ tham gia trồng nấm linh chi, với khoảng gần 30.000 phôi nấm. Tuy nhiên, vài tháng trở lại đây, do chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, nấm không đạt chuẩn, đầu ra khó khăn nên nhiều hộ đã từ bỏ mô hình.
Riêng cô Huỳnh Kim Đào quyết tâm tìm hiểu, dự hội thảo về khoa học kỹ thuật, tự tích lũy kinh nghiệm để tiếp tục theo đuổi cây nấm linh chi. Mặt khác, cô tự tìm đến các công ty sản xuất phôi để tìm phôi giống, đồng thời lo luôn đầu ra cho sản phẩm.
Hiện nay, cô Đào là người duy nhất của xã vẫn duy trì được mô hình, tỷ lệ nấm đạt chuẩn cao… Cô Đào cho biết, thời gian đầu, thông qua chính quyền xã, có đơn vị mời dự tham quan các mô hình ở các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau,… Từ 4.000 phôi nấm ban đầu, cô tiếp tục đặt thêm 10.000 phôi nữa sau khi thấy được hiệu quả kinh tế khá.
Cũng theo cô Đào, nấm linh chi cần kỹ thuật chăm sóc tốt. Hiện mỗi ký nấm khô khoảng 500.000đ, bào tử nấm trị giá khoảng 3 triệu đồng/kg, sau khi trừ chi phí đợt đầu sẽ lấy lại vốn. Mỗi phôi nấm như vậy sẽ cho từ 3 - 4 đợt nên hiệu quả sẽ nằm ở các đợt sau… Riêng phôi nấm khi “xài” hết vẫn có thể tận dụng để trồng nấm rơm.
Do thấy được hiệu quả kinh tế khá, cô Đào tiếp tục tận dụng các trại gạch còn lại để chuẩn bị nhập về khoảng 6.000 phôi giống hồng chi (nấm linh chi có màu đỏ- PV). Cô cho biết, giá của loại nấm này cũng khoảng 500.000 đ/kg. Tuy nhiên, giá của bào tử nấm sẽ cao hơn loại linh chi thông thường, số lượng nấm thu hoạch cũng nhiều hơn.
Chú Út Được - chồng của cô Đào - cho biết, lúc trước gia đình sản xuất gạch, nhưng từ lúc nghề gạch không còn sung túc thì bắt đầu chuyển qua chăn nuôi, trồng trọt. Thấy mô hình nấm linh chi phù hợp với điều kiện sẵn có, chỉ cần gia cố lại là trồng nấm được.
Công chăm sóc để nấm linh chi phát triển cũng không cần nhiều, mỗi ngày chỉ cần tưới nước 2 lần; đảm bảo độ ẩm, ánh sáng đúng kỹ thuật,… là cây nấm có thể phát triển tốt. Do đó, có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để làm việc khác.
Khi được hỏi về lợi nhuận có được từ việc trồng nấm, cô Đào cho biết, nếu so với lò gạch, chăn nuôi thông thường thì đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong thời gian tới, với 10.000 phôi nấm linh chi thay mới, cộng với 6.000 phôi nấm hồng chi, nếu đảm bảo đúng quy trình, chắc chắn hiệu quả sẽ rất cao. Chú Út Được e dè, không dám nói nhiều nhưng lợi nhuận phải đạt hàng trăm triệu đồng…
Tuy là mô hình mới ở huyện Mang Thít, có nhiều người từ nơi khác đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm nhưng theo cô Đào, khó khăn không nằm nhiều ở kỹ thuật mà chính là giá cả và đầu ra cho sản phẩm. Vì thế, để duy trì được mô hình này, theo cô, cần phải có được hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp đã phối hợp tích cực với các địa phương xây dựng mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trong đó có tiêu thụ bưởi da xanh (BDX).
Nói về tình trạng gian lận trọng lượng hàng đóng gói, theo nhiều người tiêu dùng, phổ biến nhất là nhóm hàng thủy hải sản đông lạnh, bày bán phổ biến ở các siêu thị.
Hiện nay, nguồn thịt bò đưa vào TP.HCM tiêu thụ chủ yếu có nguồn gốc từ Long An và Tây Ninh.
Trái mây tươi số lượng bao nhiêu cũng được mua hết với giá từ 70-90.000 đồng/kg đã thu hút ngày một đông người dân ở các huyện miền núi Ba Tơ, Tây Trà (Quảng Ngãi)... vào rừng lùng tìm và đốn hạ cây mây để hái trái về bán cho thương lái.
rước nhiều ý kiến cho rằng xuất khẩu thủy sản giảm 7 tháng đầu năm sụt giảm mạnh là do biến động từ nền kinh tế Trung Quốc, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), khẳng định đổi tất cả sụt giảm do Trung Quốc là không đúng.