Hạt ca-ri rớt giá 10 lần, nông dân chặt bỏ cây
Dọc Quốc lộ 20 từ huyện Đức Trọng đến Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, đa phần nhà nào cũng trồng ít cây ca-ri để lấy hạt hoặc lá nấu nướng. Không ít nhà trồng nhiều ca-ri để lấy hạt bán cho thương lái.
Anh Hạn chặt bỏ nhánh lá để dùng làm cột tiêu
Năm 2013, giá hạt ca-ri khoảng 60.000 - 80.000 đồng/ kg đã giúp nông dân vùng Tam Bố, huyện Di Linh kiếm thêm thu nhập. Nhưng hiện nay, giá loại hạt này chỉ còn 6.000 – 8.000 đồng/kg.
“Nhà tôi trồng khoảng 100 cây ca-ri xen canh với tiêu. Lúc đầu khi trồng, giá bán cao lắm, thậm chí lên đến 100.000 đồng/kg hạt. Trong khi đó, giá giống cây này chỉ 2.000 đồng/cây, trồng sau 1 năm là thu hoạch. Nhưng giờ giá xuống quá thấp, không đủ công hái, đập lấy hạt nên tôi chặt cành lá, giữ thân lại làm cột tiêu luôn cho tiện” - anh Nguyễn Hạn ở xã Tam Bố cho biết.
Theo một số tiểu thương thu mua hạt ca-ri tại huyện Đức Trọng, vài tháng trở lại đây, người dân bán hạt ca-ri ít dần. "Cứ đà này, không biết có đủ đáp ứng nhu cầu thị trường không hay lại phải xài hàng Trung Quốc" - một tiểu thương băn khoăn.
Có thể bạn quan tâm
Hơn 20 năm trước, chúng tôi lên giúp cho huyện Phong Thổ, Lai Châu. Lúc đó, đường sá còn tồi lắm. Sản xuất của bà con trên vùng cao này còn rất khó khăn. Thế nhưng, những nhà có nguồn thu từ thảo quả đều trở thành những gia đình khá giả.
Nhà nước đã có không ít các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho vay vốn để phát triển khu vực nông nghiệp-nông thôn (NN-NT), nhưng tại sao đến nay khu vực này vẫn khó tiếp cận với các nguồn vốn vay?
Từ giữa năm 2012 đến nay, con cá tra liên tục bị “mắc cạn”. Ngành công nghiệp chế biến cá tra đang gặp khó khi phải bán sản phẩm dưới giá thành sản xuất. Hàng loạt hộ nuôi cá tra ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL “treo ao”, bỏ ao kéo dài. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu lại bấp bênh…
Công ty Tư vấn dịch vụ kỹ thuật phát triển nông nghiệp Đà Lạt (ATDC) vừa hoàn thành việc chuyển giao kỹ thuật trồng rau pó xôi gồm các nội dung từ khâu chọn giống đến kỹ thuật làm đất, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch bảo quản theo VietGAP cho hơn 1.300 lượt nông dân và 30 cán bộ khuyến nông tại các địa bàn Đà Lạt, Lạc Dương, Đức Trọng và Đơn Dương (Lâm Đồng).
Nhận thấy cá rô đầu vuông là đối tượng nuôi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Quảng Trị đã thực hiện mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm.