Hơn 300 ha lúa thoi thóp trong nước lũ
Chiều 31/7, tại huyện đảo Vân Đồn, trời vẫn mưa như trút. Theo Phòng NN-PTNT Vân Đồn, toàn huyện có 313 ha lúa non vừa cấy bị ngập úng. Trong đó, nhiều nhất là xã Bình Dân 100ha, Đài Xuyên 80ha, Đoàn Kết 50ha, Vạn Yên 38ha, Ngọc Vừng 15ha và Bản Sen 30ha.
Trao đổi với PV NNVN, ông Lý Văn Khương, Chủ tịch UBND xã Bình Dân cho biết, gần 100ha lúa của địa phương này đã chìm trong biển nước ngày thứ 4. Đêm và sáng 31/7, trời không mưa, nước rút nhanh, một phần diện tích lúa đã trồi khỏi mặt nước. Tuy nhiên, sang buổi chiều, mưa lớn tiếp diễn, nguy cơ ngập úng lại tiếp diễn.
Ông Cao Thế Đơn, Chủ tịch UBND xã Đài Xuyên cho hay, toàn xã gieo cấy 110ha lúa mùa thì bị ngập úng khoảng 80ha, tập trung ở các thôn Xuyên Hùng, Kỳ Vầy, Voòng Tre, Đài Văn… Toàn bộ diện tích này mới được gieo cấy được hơn 10 ngày. 5 cửa cống thoát nước mở 24/24 để phục vụ công tác tiêu úng.
“Nếu trời không mưa, chỉ 2 ngày là nước rút, chúng tôi sẽ sớm thống kê được thiệt hại. Nhưng nếu trời còn mưa, khi nước rút buộc phải cấy lại bằng những giống lúa ngắn ngày để kịp thời vụ”, ông Đơn cho biết thêm.
Còn tại xã Đoàn Kết, công tác tiêu nước chống úng cho lúa cũng đang được triển khai nhanh chóng. Bà Điệp Thị Hạnh, thôn Đồng Cậy cho biết, nhà trồng hơn 8 sào thì có 3 sào bị ngập úng. Do ngập úng gần 1 tuần, toàn bộ 3 sào lúa kể trên đã bị chết, rễ chuyển sang màu đen, thối. Bà Hạnh đã tính đến phương án thuê máy bừa lại đất để cấy lại.
Trao đổi với PV, ông Đào Trung Kiên, Trưởng phòng NN-PTNT Vân Đồn cho biết, với những diện tích lúa đang bị ngập úng, nguy cơ cấy lại là rất cao. Biện pháp tại chỗ là lựa theo con triều để tháo nước, tiêu úng cho đồng ruộng.
Có thể bạn quan tâm
Theo thông tin từ Hội Sinh vật cảnh thành phố Đà Lạt, khá nhiều nhà vườn trong thành phố đang trồng, chăm sóc loại chanh cho trái khổng lồ và hiện đã ra trái rất đẹp. Cây chanh không quá to, chiều cao chỉ khoảng 1,20m nhưng cho trái chanh rất lớn, có trái nặng tới 1kg, dáng tròn, lúc còn non trái màu xanh, khi chín trái vàng ươm rất đẹp. Cùi và vỏ của trái chanh khổng lồ có vị ngọt the, ruột vàng chua dịu và thơm. Hiện chanh giống có giá 200 ngàn đồng/cây.
Nói về những tấm gương nông dân làm giàu, tích cực tham gia công tác xã hội, giúp bà con xung quanh cùng vượt khó thoát nghèo trên vùng ngập lũ phía Tây của tỉnh Tiền Giang, mọi người hay nhắc đến ông Trịnh Đông Hải, sinh năm 1951, hiện cư ngụ tại ấp Hiệp Nhơn, xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy.
Ước tính năng suất vụ nghịch này khoảng 4 tấn. Hiện có thương lái tới tận vườn nhà ông để đặt mua với giá rất cao. Thanh long loại 1 để xuất khẩu, giá 56.000 - 58.000 đ/kg, loại 2 giá 30.000 đ/kg (tăng 8.000 - 10.000 đ/kg so với dịp tết năm ngoái). Với mức giá trên, ông sẽ thu về từ 65 - 80 triệu đồng.
Huyện Sơn Động có hơn 68,5 nghìn ha đất lâm nghiệp (đất có rừng và chưa có rừng). Trong đó, diện tích rừng tự nhiên hơn 38 nghìn ha gồm rừng gỗ, rừng tre nứa và rừng hỗn giao tre nứa. 18.657,7/38.188,2 ha đã được quy hoạch thành rừng sản xuất. Đây cũng là diện tích rừng bị xâm hại nhiều nhất năm qua.
Tưởng như vùng chè ở xã miền núi Xuân Lương, huyện Yên Thế (Bắc Giang) không còn đất sống, thế nhưng mọi chuyện đã khác kể từ khi cây chè được quan tâm, đầu tư. Sau sáu năm, hầu hết diện tích chè ở đây chuyển đổi cây trồng và phương thức canh tác truyền thống sang áp dụng tiêu chuẩn GAP, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.Từ một xã nghèo nhất huyện Yên Thế, nhờ cây chè mà Xuân Lương đang từng bước chuyển mình.