Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hàng Trăm Ha Chè Bị Cháy Búp

Hàng Trăm Ha Chè Bị Cháy Búp
Ngày đăng: 22/06/2012

Do thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng ngay từ đầu hè nên nhiều diện tích chè tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái bị cháy búp, gây thiệt hại lớn.

Nông dân thất thu

Mùa thu hái chè ở Văn Chấn bắt đầu từ giữa tháng 3. Như mọi năm đến giờ này, chè đã cho lứa búp thứ 4. Nhưng năm nay, từ đầu vụ đến giờ, bà con mới thu hái được vài trăm cân chè búp tươi lứa đầu tiên, có hộ chưa được cân nào. Trời liên tục nắng nóng kéo dài từ giữa tháng 3 đến nay với nền nhiệt ở mức trên dưới 40 độ C khiến cho búp chè chưa kịp phát triển đã bị cháy xém.

Năm nay, tính theo diện tích chè chị cháy, tại Văn Chấn, Yên Bái sẽ mất khoảng 40% sản lượng

Ông Phạm Đức Toản ở Thái Lão, thị trấn nông trường Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn cho biết, cả 1 ha chè nhà ông đều bị cháy búp: “So với mọi năm, năm nay chè gần như cháy hết. Nghĩa là ra vườn chè có cảm giác chỉ cần đánh rơi tàn thuốc lá là cháy hết cả bãi chè. Tính theo diện tích chè bị cháy thì sẽ mất khoảng 40% sản lượng. Nếu như năm ngoái, giờ này nhà tôi đã thu được trên 5 tấn nhưng năm nay, giờ này chưa được một cân nào.”

Búp chè bị cháy xảy ra ở nhiều nơi của huyện Văn Chấn nhưng diện tích chè bị thiệt hại nhiều nhất là khu vực các xã Đồng Khê, Sơn Thịnh và Nông trường thị trấn Nghĩa Lộ… Trong khi đó nông dân lại không có cách nào cứu chè. Các nương chè đều xa nguồn nước nên việc vận chuyển nước lên tưới tắm là không thể. Bà con bất lực nhìn chè bị cháy và chấp nhận thất thu. Bà con cũng chưa biết lấy tiền đâu để trả các công ty chè cho vay trước để mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Ông Vũ Tuấn Anh, đội trưởng Đội chè Thái Lão, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, một người tâm huyết với cây chè cho biết, sẽ không chỉ có những thiệt hại trước mắt, mà sẽ có những ảnh hưởng lâu dài: “Hậu quả của việc nắng nóng làm cháy búp chè này là làm cho bộ tán của cây chè bị cháy phần lá và thu hẹp tán, kéo theo đó là dừng sinh trưởng phát triển, chậm lứa hái. Sau đó, năng lực của cây chè cũng giảm sút, kéo theo là sản lượng và năng suất trong năm giảm theo.”

Nhà máy thiếu nguyên liệu

Người trồng chè đang đối mặt với một mùa chè thất thu, các nhà máy chè cũng hết sức lo lắng về vấn đề nguyên liệu cho sản xuất. Cả hai nhà máy đứng chân trên địa bàn đều trong tình trạng thiếu nguyên liệu. Như những năm trước, mỗi tháng công ty cổ phần chè Liên Sơn phải mua khoảng 800 tấn mới đủ nguyên liệu vận hành, năm nay thì từ đầu niên vụ cho đến nay mới mua được chưa đầy 400 tấn. Nhiều đơn hàng vì vậy không thực hiện được, ước tính doanh thu giảm hàng tỷ đồng.

Công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ thu mua chè búp tươi với giá rất cao, 3.900 đồng/kg chè loại B và 3.100 đồng/kg chè loại D nhưng cũng không đủ nguyên liệu. Cả tháng 5 vừa qua công ty mua được hơn 190 tấn, trong khi để đáp ứng dây chuyền phải có 800 - 1000 tấn chè búp tươi/tháng.

Theo ông Nguyễn Thành Vinh, Giám đốc Công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ, nếu thời tiết tốt lên thì may ra mới đủ nguyên liệu trong thời gian tới.

“Đợt nắng nóng vừa rồi đã làm thiệt hại khoảng 30% diện tích chè, làm ảnh hưởng tới việc cung cấp nguyên liệu, không những về sản lượng mà cả chất lượng. Trong tình hình đó, công ty áp dụng nhiều biện pháp, một là khuyến khích bà con thu hái hợp lý, hai là khi hết nắng nóng thì phải đẩy mạnh chăm sóc, bón thúc để chè nhanh chóng phục hồi” - ông Vinh cho biết.

Trước đến nay, vì cây chè cần rất ít nước để phát triển nên khi quy hoạch có rất ít các các đồi chè ở huyện Văn Chấn và các địa phương khác của tỉnh Yên Bái gần nguồn nước. Hệ thống tưới tiêu cũng không mấy nơi có. Để hạn chế những thiệt hại tương tự trong thời gian tới, đã đến lúc cần đầu tư xây dựng các hệ thống tưới tiêu cho các vùng chè vì thời tiết ngày càng phức tạp. Cây chè ưa nắng, cần ít nước thật nhưng không thể phó mặc sản xuất cho ông Trời.

Các địa phương ở Yên Bái cũng cần phải đầu tư đẩy nhanh việc cải tạo giống chè bằng các giống chè mới có khả năng chịu nắng, chịu hạn, chịu sâu bệnh cao, thay cho giống chè Trung du vốn chiếm gần một nửa diện tích chè toàn tỉnh nhưng đã thoái hóa sau gần nửa thế ký có mặt trên đất đồi Yên Bái.

Có thể bạn quan tâm

Từ Nay Đến Ngày 5/11: Thời Gian Phun Thuốc Trừ Rầy Hiệu Quả Nhất Từ Nay Đến Ngày 5/11: Thời Gian Phun Thuốc Trừ Rầy Hiệu Quả Nhất

Đợt rầy này đang nở trên lúa thu đông trong giai đoạn đứng cái, trỗ đòng. Mật số rầy trung bình 1.500 - 3.000 con/m2, có nơi mật số cao 6.000 - 7.000 con/m2, cá biệt một số nơi lên đến hơn 10.000 con/m2.

02/11/2013
Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh - Cần Nguồn Giống Chất Lượng Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh - Cần Nguồn Giống Chất Lượng

Mô hình nuôi tôm càng xanh huyện Tam Nông dần mang lại hiệu quả kinh tế cao và được nhiều địa phương nhân rộng. Tuy nhiên, trong 2 năm nay chất lượng nguồn tôm giống đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, năng suất sau thu hoạch. Vì vậy, nhu cầu có trạm cung cấp giống chất lượng là chất xúc tác mạnh để mô hình giàu tiềm năng tiếp tục phát huy hiệu quả...

22/04/2013
Tìm Hiểu Nghề Nuôi Trai Cấy Ngọc - Thêm Một Trải Nghiệm Mới Về Vịnh Hạ Long Tìm Hiểu Nghề Nuôi Trai Cấy Ngọc - Thêm Một Trải Nghiệm Mới Về Vịnh Hạ Long

Nếu có dịp tham quan Vịnh Hạ Long, du khách hãy thử một lần theo tàu ra thăm ngư trường nuôi trai cấy ngọc trên biển Hạ Long (nằm ở khu vực gần hang Bồ Hòn), chắc chắn bạn sẽ cảm thấy ngỡ ngàng thích thú bởi không chỉ vì cảnh đẹp nơi này mà còn có cơ hội tìm hiểu thêm về công việc nuôi trai cấy ngọc...

04/11/2013
Ngành Chăn Nuôi Điêu Đứng Vì Dự Báo Kém? Ngành Chăn Nuôi Điêu Đứng Vì Dự Báo Kém?

Hiện giá lợn hơi chỉ còn trên dưới 37.000 đồng/kg, trung bình người chăn nuôi lỗ gần 10.000 đồng/kg lợn hơi. Đối với gà lông, giá cũng giảm từ 10.000 đồng tới 12.000 đồng/kg. Giá sản phẩm chăn nuôi của chúng ta đang thấp hơn Thái Lan từ 5000 - 6000 đ/kg; Trung Quốc gần 10.000 đ/kg.

23/04/2013
Thành Công Từ Nuôi Sò Huyết Trong Vuông Tôm Thành Công Từ Nuôi Sò Huyết Trong Vuông Tôm

Mô hình nuôi sò huyết luân canh trong vuông tôm được ông Lâm Văn Liêm, ấp Công Điền, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) áp dụng thành công. Từ mô hình này, nhiều hộ dân tham quan học hỏi và áp dụng.

04/11/2013