EU thiệt hại tới 5,5 tỷ euro do lệnh cấm nông sản của Nga
Chủ tịch Copa-Cogeca (Liên minh nghiệp đoàn đại diện cho lợi ích của 28 triệu nông dân châu Âu), ông Albert Jan Maat cho biết các nhà sản xuất nông nghiệp của Liên minh châu Âu (EU) đã thiệt hại 5,5 tỷ euro do lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm của Nga.
Cơ quan báo chí của nghiệp đoàn trên dẫn lời ông Maat nói: "Việc Nga cấm vận thương mại khiến nông dân và các hợp tác xã nông nghiệp của chúng tôi giảm gần một nửa kim ngạch xuất khẩu nông sản - tương đương 5,5 tỷ euro."
Ông hoan nghênh quyết định của Ủy ban châu Âu (EC) gia hạn các biện pháp hỗ trợ ngành nông nghiệp, song cho rằng các biện pháp này chưa đủ để bù đắp cho thiệt hại (tài chính) nghiêm trọng của các nhà sản xuất thịt lợn, trái cây, rau quả và các sản phẩm từ sữa.
Tháng 8/2014, Nga đã hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ các nước áp đặt các biện pháp trừng phạt nước này, trong đó có các nước thành viên EU. Lệnh cấm được áp dụng với các mặt hàng thịt, xúc xích, cá, rau, trái cây, các sản phẩm từ sữa. Ngày 25/6, Liên bang Nga tiếp tục kéo dài lệnh cấm vận thực phẩm thêm một năm (đến ngày 5/8/2016) để đáp trả các biện pháp trừng phạt của EU.
Có thể bạn quan tâm
Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương có tỷ lệ ngư dân sống chủ yếu bằng nghề khai thác, đánh bắt thủy sản trên phá Tam Giang.
Tận dụng lợi thế vùng vịnh và các khu vực ven biển, những năm gần đây người dân và doanh nghiệp tại tỉnh Khánh Hòa đã chọn nuôi nhiều đối tượng cá biển đa dạng và phong phú như: cá chẽm, cá mú, cá bớp, cá hồng, cá chim trắng…
Cánh cửa xuất khẩu thu hẹp lại khiến cho những người nuôi tôm tại Đồng bằng sông Cửu Long phải treo ao nhằm tránh thua lỗ.
Có thể sau một đêm đánh bắt, mỗi tàu cá khai thác vùng biển gần bờ có thể kiếm được gần trăm triệu đồng. Trúng cá, giá nhiên liệu lại giảm, cuộc sống ngư dân dường như dễ thở hơn...
Từ đầu năm đến nay, những hộ nuôi cá bán tại các chợ rất phấn khởi vì giá cá luôn ở mức cao.