Nhãn xuồng Vĩnh Châu trúng giá, nhà vườn không dám ngủ
Trong khi hành tím phải nhờ đến sự “giải cứu” mới thoát khỏi cảnh tồn đọng 50.000 tấn thì trong vòng 10 ngày trở lại đây, nông dân trồng nhãn xuồng ở xứ biển Vĩnh Châu (Sóc Trăng) luôn nở nụ cười mãn nguyện vì năm nay trúng mùa và bán được giá khá cao.
Tại vườn, thương lái thu mua với giá từ 35.000- 37.000 đồng/kg, còn tại chợ thị xã Vĩnh Châu đã có giá 45.000 đồng/kg. Nhờ là giống trái to như trái vải, cơm dày nên nhãn xuồng loại 1 chỉ cần khoảng 20 trái sẽ được 1 kg. Có nhiều cây nhãn hàng chục năm tuổi cho thu hoạch trên 100 kg.
Ông Danh Nam, một hộ dân trồng nhãn xuồng ở phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu, cho biết với giá bán hiện tại, nhà vườn sẽ thu về trên 500 triệu đồng/ha/năm.
Do giá nhãn xuồng đang ở mức cao nên nhiều nhà vườn ở Vĩnh Châu phải dùng lưới bao xung quanh vườn nhãn và dựng lều giữa vườn để canh chừng, phòng ngừa kẻ gian hái nhãn vào ban đêm. Ông Danh Hạnh, một hộ dân trồng nhãn xuồng ở ven đường thuộc khóm Biển Dưới, phường Vĩnh Phước, cho rằng chỉ cần một chút lơ là thì có thể kẻ gian sẽ đột nhập vào hái sạch nhãn. Bởi lẽ, nhãn xuồng trái nhiều và to nên thường sà xuống đất, kẻ gian rất dễ dàng hái trộm.
Trái nhãn xuồng rất to, cơm dày, hạt nhỏ
Nhiều nhà vườn phải dùng lưới bao bọc và dựng lều giữa vườn nhãn để phòng ngừa kẻ trộm
Có thể bạn quan tâm

Trong lúc người chăn nuôi heo đang loay hoay với bài toán thị trường thì việc liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi heo Phú Bình với Công ty TNHH MTV Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) giúp người nuôi an tâm phát triển đàn heo.

Với quyết định táo bạo làm phòng máy lạnh nuôi lợn, thu nhập của chị Ngô Thị Chúc (46 tuổi) ở thôn Nam Sơn, Hoà Tiến, Hoà Vang, Đà Nẵng) đã tăng gấp đôi.

Trận lũ lớn ngày 15.11, nước lũ lên nhanh đã làm ngập Trạm Nghiên cứu thực nghiệm khoa học-công nghệ (KHCN) của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định (thuộc xã Phước An, huyện Tuy Phước). Nước lũ cao từ 0,5-1,2m đã làm ngập, cuốn trôi, hư hại hàng chục ngàn cây giống cấy mô và một số thiết bị bị hư hại.

Sau khi xây dựng thành công đề tài: “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar trừ rầy nâu hại lúa” quy mô nông hộ tại 6 xã trồng lúa trọng điểm là: xã Ngãi Tứ và Mỹ Lộc (Tam Bình), xã Hiếu Phụng và Hiếu Nhơn (Vũng Liêm), xã Hựu Thành và Hòa Bình (Trà Ôn), mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận và cho phép công bố kết quả đề tài này.

Sau khi xây dựng thành công đề tài: “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar trừ rầy nâu hại lúa” quy mô nông hộ tại 6 xã trồng lúa trọng điểm là: xã Ngãi Tứ và Mỹ Lộc (Tam Bình), xã Hiếu Phụng và Hiếu Nhơn (Vũng Liêm), xã Hựu Thành và Hòa Bình (Trà Ôn), mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận và cho phép công bố kết quả đề tài này.