Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Việt Nam Được Đánh Giá Cao Tại Algeria
Các mặt hàng truyền thống của VN góp mặt tại Hội chợ-Triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ lần thứ 19 của Algeria diễn ra từ 4 đến 12/11 tại thủ đô Algiers của nước này, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các khách hàng Algeria.
Hội chợ lần này có sự tham gia của trên 200 doanh nghiệp Algeria và 77 doanh nghiệp nước ngoài đến từ 15 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Nét đẹp văn hóa truyền thống được thể hiện qua sự tinh tế của tranh sơn mài, các sản phẩm chạm bạc đã thu hút rất đông khách tham quan gian hàng duy nhất của Việt Nam góp mặt tại kỳ Hội chợ lần này.
So với hàng hóa cùng chủng loại của nhiều nước được bày bán trong hội chợ, nhiều khách thăm quan gian hàng Việt Nam đều đánh giá các sản phẩm Việt Nam tốt về chất lượng, được làm công phu, mẫu mã đẹp và giá cả phù hợp.
Đến thăm quan gian hàng của Việt Nam, người nào cũng có thể mua một vài món đồ về để dùng hay làm quà tặng. Chị Nadia, một người đến thăm quan gian hàng Việt Nam cho rằng hàng thủ công mỹ nghệ có chất lượng cao, vừa tinh xảo, vừa đẹp và vừa hợp với túi tiền của nhiều người dân Algeria.
Khi được hỏi tại sao lại chọn mua sản phẩm của Việt Nam, chị Rouiba Aouah cho biết chị rất thích hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vì đó là những mặt hàng độc đáo, thể hiện sự khéo léo, tinh xảo của người Việt Nam.
"Năm nào, tôi cũng đến hội chợ này để mua hàng của Việt Nam. Năm nay, tôi quyết định mua tranh sơn mài Vịnh Hạ Long để làm quà tặng cho chị gái tôi." - chị Rouiba Aouah nói.
Trong khi đó các bạn trẻ Algeria thích thú khi chọn cho mình những đôi guốc mộc mỹ nghệ dễ thương hoặc những chiếc hộp chạm khảm để đựng nữ trang hặc đồ trang sức.
Đi thăm gian hàng Việt Nam trong ngày khai mạc, bà Nourira Yamina Zerhouni, Bộ trưởng Du lịch và Tiểu thủ công nghiệp Algeria đã hoan nghênh sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam tại hội chợ này, đồng thời đánh giá cao chất lượng của các sản phẩm Việt Nam.
Chị Huỳnh Thị Ánh Tuyết, chủ gian hàng Việt Nam, cho biết kể từ năm 2004 đến nay là năm thứ 8 chị tham dự hội chợ này, nhằm mục đích quảng bá hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đến với bạn bè Algeria và quốc tế. Chị nói: "Năm nào cũng vậy, khách hàng đến thăm quan và mua sắm tại gian hàng của mình rất đông. Có lúc không kịp phục vụ khách. Các mặt hàng của Việt Nam như áo dài, khăn tơ lụa, đồ sơn mài rất được khách hàng Algeria ưa chuộng."
Theo Ban tổ chức, Hội chợ - Triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ lần thứ 19 của Algeria nhằm mục đích cải thiện chất lượng sản phẩm của Algeria, khuyến khích nghệ nhân Algeria nỗ lực hơn nữa để sản xuất các mặt hàng có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đây cũng là nơi để các nghệ nhân, các nhà sản xuất kinh doanh của Algeria và của nước ngoài giao lưu, tìm kiếm đối tác và trao đổi kinh nghiệm.
Có thể bạn quan tâm
Trong khuôn khổ chương trình do quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn VinGroup (Hà Nội) tài trợ, ngày 17/10, huyện Krông Nô (Đắk Nông) đã tổ chức bàn giao 130 con bò giống cho các hộ nghèo ở các địa phương trên địa bàn huyện.
Theo chị Đặng Thị Sương - Chủ tiệm hột vịt Phước Thanh (Phường 8 - TP Vĩnh Long), giá trứng vịt giảm là do thời điểm này vịt chạy đồng nhiều dẫn đến nguồn cung nhiều. So tuần trước, giá trứng vịt giảm 2.000 - 3.000 đ/chục. Sức mua hiện khá yếu nên “mỗi đợt lấy hàng tôi thường lấy 500 - 600 trứng, khi nào bán hết mới lấy tiếp”.
Ông Trầm Quốc Thắng, Phó Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong (huyện Củ Chi, TP HCM), cho biết hiện thương lái phân loại và định giá heo không dựa vào việc trại đó được chứng nhận VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) hay không mà dựa vào giống, ngoại hình khi xuất chuồng. Do đó, dù nuôi heo VietGAP vốn đầu tư nhiều nhưng giá bán không cao hơn so với heo thường.
Chiều 17/10, tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội), Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giải pháp phát triển giống bò trên địa bàn Hà Nội với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và đại diện các địa phương chăn nuôi nhiều bò của TP.
Gia đình ông Nguyễn Vân ở thôn 8 hiện có hơn 1.000 trụ tiêu đều phát triển tốt, nhiều năm nay, trung bình luôn cho sản lượng 4 tấn. Theo ông Vân thì hồ tiêu là cây trồng khó tính, đòi hỏi người nông dân phải tuân thủ chặt chẽ những kỹ thuật trong tất cả các khâu từ chọn giống, chuẩn bị đất đai, trồng và chăm sóc.