Hải Dương Mở Rộng Diện Tích Giống Lúa Kháng Rầy
Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương đã chỉ đạo thực hiện đề tài “Tuyển chọn và phát triển một số giống lúa chất lượng cao, kháng rầy trên địa bàn tỉnh Hải Dương” nhằm khuyến cáo, mở rộng diện tích giống lúa kháng rầy trên địa bàn.
Tỉnh Hải Dương có diện tích trồng lúa khoảng 63.000 ha, trong đó diện tích lúa bị rầy gây hại hàng năm lên tới hàng ngàn hécta tập trung chủ yếu ở các huyện Kim Thanh, Bình Giang, Cẩm Giàng, Chí Linh, Ninh Giang, Thanh Miện…, gây thiệt hại lớn cho người nông dân cũng như ngành nông nghiệp của tỉnh.
Chi phí phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng là khoảng 4,5 triệu đồng/ha lúa, dẫn tới chi phí sản xuất tăng, giảm hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Trước nhu cầu cấp thiết đó, đề tài đã chọn hai giống lúa là P376 và PC10 để tổ chức xây dựng hai mô hình tại 2 huyện Bình Giang và Ninh Giang với quy mô 25ha, 115 hộ tham gia.
Trong vụ mùa giống lúa P376 có thời gian sinh trưởng từ 110-115 ngày, giống lúa PC10 có thời gian sinh trưởng từ 100-105 ngày, thích hợp trên đất vàn, vàn cao. Riêng giống lúa PC10 do có thời gian sinh trưởng ngắn hơn nên có thể bố trí cấy tại các chân ruộng cần giải phóng đất sớm để trồng cây vụ đông.
Hai giống có chiều cao cây trung bình, khả năng chống đổ khá, tiềm năng năng suất cao; chất lượng gạo tốt, hạt gạo dài, trong (từ 6,7-6,87mm).
Kết quả cho thấy 2 giống đều thích hợp trong điều kiện vụ mùa, 100% các nhóm hộ đạt năng suất trên 48tạ/ha; năng suất trên 50 tạ/ha đạt từ 68,75-82,09%. 25ha giống lúa P376, PC10 mang lại lợi nhuận trên 78 triệu đồng, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.
Hiệu quả mô hình canh tác giống lúa P376, PC10 cho thấy giảm chi phí rõ rệt trong việc phun thuốc trừ rầy so với các giống đang được trồng phổ biến tại các địa phương và góp phần mang lại sự cân bằng sinh thái, giảm tác động xấu của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường sống./.
Có thể bạn quan tâm
Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nhờ có hướng đi đúng đắn cùng sự đồng sức đồng lòng, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ và mở rộng các mô hình liên kết sản xuất, Xuân Phổ (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) đã thay da đổi thịt từng ngày.
Do hiện nay cá tra tra giống tại ĐBSCL đang có xu hướng giảm nên trong thời gian tới Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 (RIA 2) sẽ tạm ngưng cung cấp cá tra giống bố mẹ ra thị trường và chưa cho biết thời gian khi nào cung cấp trở lại.
Ngày 19/02/2013, tại hội trường khu căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ thuộc ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong khuôn khổ thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”. Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Chi cục Thủy sản Hậu Giang tổ chức buổi tập huấn “Kỹ thuật ương nuôi cá chẽm” cho hơn 30 cán bộ kỹ thuật và nông dân các xã Hỏa Tiến, Tân Tiến, Hỏa Lựu, Vĩnh Viễn A.
Một số nông dân tại các vùng nuôi cá nước ngọt lớn thuộc TP. Biên Hòa, các huyện Định Quán và Trảng Bom cho hay, giá cá nước ngọt, như: chép, điêu hồng, lóc, rô đồng bán tại bè, ao, hồ đang giữ khá cao. Cụ thể, cá chép khoảng 45 - 46 ngàn đồng/kg, điêu hồng 40 - 42 ngàn đồng/kg, rô đồng từ 35 - 36 ngàn đồng/kg…
Theo Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa đang phát triển mạnh ở một số huyện và trở thành nghề làm giàu cho một bộ phận người dân ngoại thành Hà Nội. Tổng đàn bò sữa của toàn thành phố hiện có 10.868 con với sản lượng sữa đạt 92,6 tấn/ngày.