Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Nấm Linh Chi Tại Tiên Yên Ở Quảng Ninh

Trồng Nấm Linh Chi Tại Tiên Yên Ở Quảng Ninh
Ngày đăng: 10/09/2012

Hướng tới việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp huyện Tiên Yên đã tiến hành đưa vào trồng thử nghiệp nấm Linh Chi tại thôn Hà Giàn, xã Đông Ngũ, tỉnh Quảng Ninh. Mô hình thành công đã mở ra hướng làm ăn mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trên địa bàn.
Mô hình trồng nấm Linh Chi đưa vào thử nghiệm từ tháng 4-2012 có 4 hộ dân thôn Hà Giàn, xã Đông Ngũ tham gia với trên 12.000 bịch đang chuẩn bị cho thu hoạch đợt đầu tiên sau gần 4 tháng chăm sóc. Theo tính toán của các hộ tham gia mô hình thì từ 12 đến 13 bịch sẽ thu được 1kg nấm tươi, với giá bán ra từ 500.000 đến 600.000 đồng/kg, trừ chi phí các hộ dân cũng thu về vài chục triệu đồng tiền lãi. 

Nấm Linh Chi là một trong những loại dược liệu quý được dùng trong y học để làm thuốc chữa bệnh, điều trị hạ huyết áp và phòng bệnh ung thư, ngoài ra nấm Linh Chi còn được dùng để nấu nước uống hay ngâm rượu. Tuy nhiên, để trồng được loại nấm này đòi hỏi những hộ dân tham gia mô hình cần phải nắm chắc kỹ thuật từ khâu ủ giống, đóng bịch, hấp sấy cho đến khi thu hoạch. Đối với loại nấm Linh Chi sau khi thu hoạch lần đầu thì sau 3 tháng lại có thể cho thu hoạch tiếp và mỗi bịch sẽ cho thu hoạch 4 lần/năm sau đó mới phải đầu tư, thay thế. 
Tuy nhiên, kinh phí để trồng loại nấm này cũng tương đối cao. Ông Nông Văn Quy, thôn Hà Giàn, xã Đông Ngũ cho biết: Việc trồng nấm Linh Chi đòi hỏi người trồng phải tuân thủ các khâu kỹ thuật từ khi chọn giống, đóng bịch, sấy và thu hoạch đảm bảo nấm có chất lượng. Chúng tôi rất mong các phòng, ban chuyên môn tạo điều kiện tìm đầu ra cho sản phẩm để phát triển bền vững.

Mô hình trồng nấm Linh Chi đã mở ra hướng làm ăn mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sản xuất ở nông thôn. Trong thời gian tới, huyện Tiên Yên sẽ khuyến khích bà con nhân rộng mô hình này, nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và góp phần đắc lực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Hiệu quả về kinh tế thì đã rõ, song để giúp người dân mạnh dạn đầu tư, nhân rộng mô hình thì việc tìm đầu ra cho sản phẩm cũng cần sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, để mô hình phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Con vịt Việt Nam mất 30% giá trị do chỉ luộc và quay Con vịt Việt Nam mất 30% giá trị do chỉ luộc và quay

Hôm qua, tại Hà Nội và TP.HCM cùng diễn ra hội thảo về bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn và nâng cao năng lực cho ngành chăn nuôi sau hàng loạt các vấn đề nóng của ngành này trong thời gian qua.

25/09/2015
Nuôi trồng thủy sản mũi nhọn phát triển kinh tế Nuôi trồng thủy sản mũi nhọn phát triển kinh tế

Xác định nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn cần tập trung đầu tư phát triển, tỉnh Bạc Liêu đã kêu gọi các doanh nghiệp, công ty đầu tư vào lĩnh vực này.

25/09/2015
Dự án nuôi cá tầm ở Kbang (Gia Lai) tìm đầu ra cho sản phẩm Dự án nuôi cá tầm ở Kbang (Gia Lai) tìm đầu ra cho sản phẩm

Dự án nuôi cá tầm thương phẩm được triển khai giữa năm 2013 ở lòng hồ C-thủy điện Vĩnh Sơn (xã Đak Rong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) do Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Kbang làm chủ dự án.

25/09/2015
Nâng cao hiệu quả sản xuất tôm lúa ở ĐBSCL Nâng cao hiệu quả sản xuất tôm lúa ở ĐBSCL

Ngày 23/9, tại thành phố Rạch Giá, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất tôm - lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

25/09/2015
 Sản lượng thủy sản tăng 6,3% so với cùng kỳ Sản lượng thủy sản tăng 6,3% so với cùng kỳ

Từ đầu năm đến nay, các cơ sở cá giống trong tỉnh Thái Nguyên đã sản xuất được 500 triệu con cá bột, 47 triệu con cá giống các loại, đáp ứng khoảng 86% nhu cầu về giống cho chăn nuôi thương phẩm trong năm nay.

25/09/2015