Nuôi Heo Ứng Dụng Đệm Lót Sinh Thái Ở Cà Mau
Những năm qua, chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung và chăn nuôi heo nói riêng phát triển khá mạnh cả về quy mô lẫn số lượng. Do ảnh hưởng của tập quán chăn nuôi truyền thống, phần lớn người chăn nuôi khu vực nông thôn vẫn duy trì phương thức chăn nuôi thả rông hoặc chuồng trại sơ sài; chất thải trong chăn nuôi thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm.
Cách nay hơn 3 tháng, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư kết hợp với Phòng Kinh tế TP Cà Mau chọn hai hộ dân Lâm Thị Giàu và Nguyễn Văn Lăng thuộc xã Lý Văn Lâm làm điểm thực hiện mô hình chăn nuôi heo ứng dụng đệm lót sinh thái.
Theo đó, chuồng heo xây dựng với diện tích 40 m2, thả 20 con heo giống. Nền chuồng được lót bằng trấu và mùn cưa trộn với men vi sinh (đệm lót sinh thái). Khi phân và nước thải trong chăn nuôi thải ra được phân hủy ngay, rất ít mùi hôi, giảm ruồi muỗi, môi trường thông thoáng, giúp heo phát triển khỏe mạnh.
Đặc biệt, khi chất thải được phân giải còn tạo ra vi sinh vật có lợi, kích thích tiêu hóa cho heo. Kết quả đánh giá thực tế cho thấy, thực hiện phương pháp này tiết kiệm 10% chi phí thức ăn, trọng lượng heo tăng 5%, giảm được 80% nước do không phải tắm, rửa chuồng so với chăn nuôi thông thường và bảo vệ môi trường.
Chị Lâm Thị Giàu, ngụ ấp Ông Muộn, chia sẻ: “Từ khi áp dụng mô hình này, gia đình không phải tốn nhiều thời gian chăm sóc cho đàn heo nhưng heo mau lớn. Dự kiến, thời gian tới, tôi sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi”.
Thời gian qua, tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm có những diễn biến phức tạp; giá cả con giống và thức ăn chăn nuôi luôn có xu hướng tăng, tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cũng rất bức xúc.
Đứng trước thực tế đó, mô hình chăn nuôi heo ứng dụng đệm lót sinh thái gợi mở, giúp cho người dân tiếp cận được với những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để áp dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả. Từ hiệu quả của mô hình này, TP sẽ phổ biến để người chăn nuôi áp dụng trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Đứng trước ruộng sắn nước xanh um lá, anh Nguyễn Minh Tuấn (thôn Trung Hiệp 2, xã Cam Hiệp Bắc) cho biết, ruộng sắn nước nhà anh trông khá đẹp, nhưng khi nhổ thử thì củ quá nhỏ, năng suất ước 2,5 tấn/sào nên người mua chỉ trả giá 3 triệu đồng/sào. Với chi phí 5 triệu đồng/sào, anh lỗ khoảng chục triệu đồng.
Ngoài bán quả sa nhân, thời gian qua, nông dân xã Phìn Ngan còn có thêm thu nhập từ bán cây sa nhân giống cho nhân dân các xã trên địa bàn huyện Bát Xát và một số huyện khác của tỉnh. Thậm chí, nông dân tỉnh khác cũng đến Phìn Ngan tìm mua cây sa nhân tím về trồng. Giá mỗi cây giống từ 3.000 - 5000 đồng. Tuy chưa có thống kê đầy đủ, nhưng ước tính, tiền bán cây sa nhân giống của nông dân xã Phìn Ngan năm nay đạt trên 400 triệu đồng.
Mục tiêu của việc thử nghiệm để xác định khả năng chịu mặn của từng giống lúa, từ đó đánh giá mức độ chịu mặn và khả năng thích nghi với từng vùng đất chuyển đổi lúa - tôm, nhằm khuyến cáo nông dân thực hiện trong các vụ mùa tới, góp phần đa dạng hóa cơ cấu giống lúa chịu mặn, thích nghi, có năng suất, thời gian sinh trưởng ngắn ngày, khắc phục tình trạng thiếu hụt giống, giá thành cao.
Việc ứng dụng mô hình nhà lưới vào sản xuất rau màu không chỉ cải thiện dân sinh, mà còn mở ra hướng đi mới cho nền nông nghiệp ở huyện đầu nguồn An Phú (An Giang). Thông qua việc tạo nên những sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, năng suất cao sẽ đóng góp quan trọng vào chuỗi cung ứng và quá trình xây dựng nông thôn mới.
Ở thời điểm này, hồ tiêu có giá hơn 190 nghìn đồng/kg. Cây tiêu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn các loại cây trồng khác như cao su, cà phê, điều. Do lợi nhuận cao, nhiều hộ nông dân ở Bình Phước chặt bỏ điều, thậm chí cao su và đua nhau trồng tiêu, vừa tạo ra cơn sốt nọc tiêu, vừa có nguy cơ phá vỡ quy hoạch của ngành nông nghiệp.