Một Hộ Trong Tổ Hợp Tác Nuôi Gà Thả Vườn.

Với 50 triệu đồng vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân từ năm 2010 cùng với vốn dành dụm, 19 nông dân ở ấp La Hoa, xã Xuân Đông (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) đã thành lập tổ hợp tác nuôi gà thả vườn và đầu tư mua 3 máy ấp trứng để chủ động về sản xuất giống.
Gia đình ông Lê Trọng Vân là một trong những hộ nuôi gà đầu tiên của tổ. Ông cho biết: “Với số tiền vay và tự có, chúng tôi mua 3 máy ấp trứng với mong muốn tự chủ được con giống. Hồi đó, bình quân mỗi hộ có 20 - 30 con gà mái đẻ, một năm ấp 3 lứa, mỗi lứa trên 150 trứng, hộ nhiều san sẻ cho hộ ít. Nhờ sự hợp tác, hỗ trợ nhau mà ngay lứa gà đầu tiên, chúng tôi đã thắng lớn”.
Các hộ trong tổ hợp tác cho biết, trước đây, do nuôi theo phương pháp truyền thống nên phải mất 6 tháng bà con mới bán được một lứa và thu nhập chỉ đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt của gia đình. Còn bây giờ, các hộ chỉ nuôi khoảng 4 tháng dưới tán cà phê là đàn gà hàng ngàn con đã đạt trọng lượng 1,5 - 1,7 kg/con, xuất bán với giá bình quân 80 ngàn đồng/con, trừ chi phí, thu về hàng trăm triệu đồng.
Tuy nhiên, để có được thành công đó, ngoài việc chủ động con giống, các hộ còn trợ giúp nhau về ngày công tiêm phòng, cắt móng cho đàn gà... Sau mỗi đợt nuôi, các thành viên lại cùng nhau rút kinh nghiệm, chia sẻ những điều học hỏi được qua thực tế... Đặc biệt, để ổn định đầu ra, ban chủ nhiệm tổ hợp tác quyết định không nuôi gà đại trà mà nuôi gối đầu theo nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 - 5 hộ thả nuôi cách nhóm kia 1 - 1,5 tháng.
Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Hoàng, một trong những người nuôi gà thành công nhất trong tổ cho biết, để nuôi gà đạt hiệu quả cao, điều quan trọng nhất là khâu giống phải mua giống từ các cơ sở có uy tín. Sau khi gà nở phải để ở nhiệt độ 32 - 34 độ C. Cho gà uống kháng sinh trong 3 ngày đầu tiên, nếu không làm tốt khâu này, hộ nuôi có thể mất cả đàn gà. ”Gia đình tôi có hơn 1 hécta cà phê. Từ năm 2010 đến nay, tôi kết hợp nuôi thêm gà dưới tán cà phê, không những giúp gia đình tăng thêm thu nhập mà vườn cây còn không phải làm cỏ, ít phải bón phân so với trước. Trung bình một năm, tôi nuôi 3 lứa gà” - anh Hoàng nói.
Dù mới thành lập 2 năm, song bước đầu tổ hợp tác nuôi gà của những nông dân ấp La Hoa đã chứng tỏ đây là hướng làm ăn hiệu quả, bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 18-12, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả thực hiện Dự án Xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể để sản xuất rau, hoa trong chậu tại tỉnh Thái Nguyên.

Nhà cửa rộng rãi, bề thế với khá đầy đủ tiện nghi sinh hoạt đắt tiền; có cửa hàng thức ăn gia súc lớn nhất, nhì xã Phúc Lương (Đại Từ), phục vụ nhu cầu mua bán của nhân dân 3 xóm (Cây Tâm, Cây Ngái, Hàm Rồng); mua xe ô tô 8 chỗ ngồi vừa để phục vụ sinh hoạt gia đình vừa làm dịch vụ chở khách…

Cùng với việc phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tổ chức cho hội viên tham quan các mô hình kinh tế, các cấp hội CCB huyện Nga Sơn tạo điều kiện cho CCB vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

Trong những ngày này, Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân các dân tộc huyện Thạch Thành đang dấy lên phong trào thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng 70 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Thực hiện Nghị quyết số 09 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy Lang Chánh đã đề ra nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững, trong đó có việc ban hành Nghị quyết số 15 về “Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020”.