Hà Tĩnh Trở Thành Điểm Sáng Về Phát Triển Nông Nghiệp - Nông Thôn
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hà Tĩnh, chiều nay (22/7), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát có buổi làm việc với UBND tỉnh để nắm bắt tình hình phát triển KT-XH và những kết quả cơ bản trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự cùng lãnh đạo các ban, ngành liên quan tiếp, làm việc với đoàn.
Hà Tĩnh trở thành điểm sáng về phát triển nông nghiệp - nông thôn
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát: Việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết, nhằm phát triển nông nghiệp nhanh, bền vững và nâng cao thu nhập của người dân.
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự khẳng định: Những năm qua, Hà Tĩnh đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh với bình quân giai đoạn 2011- 2013 đạt 14,8%, riêng năm 2013 đạt 19,2%. GDP 6 tháng đầu năm 2014 tăng 12,1% so với cùng kỳ, cao nhất các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.
Cơ cấu kinh tế chuyển cơ bản sang công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ (chiếm 81,71%), lĩnh vực nông nghiệp còn 18,29%.
Hà Tĩnh hiện nằm trong top các tỉnh đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư và tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới. Đặc biệt, xây dựng thành công 2 KKT trọng điểm quốc gia, trong đó KKT Vũng Áng đang từng bước trở thành trung tâm công nghiệp nặng lớn nhất khu vực Đông Nam Á với các sản phẩm chủ lực: thép, điện và cảng nước sâu. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo còn 8,9%.
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM, từ năm 2011 đến nay, Hà Tĩnh đạt kết quả toàn diện và rõ nét. Cùng với việc ban hành đồng bộ các quy hoạch, chính sách, tỉnh đã công bố 13 sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, hình thành các mô hình nhằm tăng dần về số lượng và quy mô, chất lượng.
Đến nay, toàn tỉnh đã hình thành mới gần 3.000 mô hình có doanh thu bình quân trên 100 triệu đồng/năm. Sản xuất nông nghiệp chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu mùa vụ, xóa bỏ xuân sớm, tăng tối đa trà xuân muộn; ứng dụng tiến bộ KHKT về giống, biện pháp thâm canh; thực hiện thành công mô hình sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trên đất cát ven biển; tái cơ cấu đàn lợn giống theo hướng tạo dòng sản phẩm đồng nhất…
Về việc thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, đến nay có 7 xã đạt 19 tiêu chí, 10 xã đạt từ 13-18 tiêu chí và chỉ còn 15 xã đạt dưới 5 tiêu chí.
Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ những bài học kinh nghiệm, đồng thời kiến nghị Bộ NN&PTT và các thành viên trong đoàn quan tâm, ưu đãi hỗ trợ tỉnh xây dựng 4 dự án cấp thiết: trung tâm bò giống chất lượng cao, trung tâm hươu giống, cơ sở sản xuất tôm giống và nhà máy chế biến rau, củ, quả; ưu tiên nguồn lực cao hơn cho thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM; hỗ trợ nguồn để sửa chữa, nâng cấp một số công trình hồ, đập trọng điểm và các cảng cá…
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát biểu dương, đánh giá cao những kết quả mà Hà Tĩnh đạt được trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Thành công của Hà Tĩnh khẳng định sự quyết liệt, sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, tham gia tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tỉnh đã vận dụng cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, đưa Hà Tĩnh trở thành điểm sáng của cả nước về phát triển nông nghiệp - nông thôn.
Đồng tình với các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của tỉnh, Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị tỉnh có sự lựa chọn tập trung, đồng bộ hơn nữa nhằm tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về sản phẩm hàng hóa lớn, trong đó, chú trọng các sản phẩm chủ lực: lúa, lợn, tôm và cây có múi. Bộ trưởng cơ bản nhất trí với những kiến nghị, đề xuất của tỉnh và sẽ lưu ý, sắp xếp thứ tự ưu tiên, báo cáo với Chính phủ sớm xem xét, giải quyết.
Có thể bạn quan tâm
Trong khoảng hơn nửa tháng trở lại đây, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng (tôm nước lợ) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng tiếp tục tăng và hiện đứng ở mức cao.
Ngày 26-2, Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết hiệp hội đã phối hợp với Hội Nghề cá Việt Nam tổ chức buổi hội thảo chứng nhận tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN tại TP Cần Thơ.
Chưa bao giờ phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng (gọi tắt là tôm thẻ) ở các tỉnh ven biển ĐBSCL phát triển rầm rộ như hiện nay. Từ Bến Tre sang Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… đâu đâu cũng thấy nông dân chọn tôm thẻ để thả nuôi cho vụ mới năm 2014. Với lợi thế thời gian nuôi ngắn, bán giá cao, thu lời nhiều… tôm thẻ đang chiếm lĩnh thị trường. Hiệu quả hơn nuôi tôm sú Nông dân các tỉnh ĐBSCL đang chuẩn bị xuống giống vụ tôm mới năm 2014. Nếu như trước đây tôm sú đóng vai trò chủ lực thì nay tôm thẻ vươn lên chiếm vị trí số 1. Ông Nguyễn Văn Mì, ở ấp 2, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú (Sóc Trăng) cho biết: “Mấy năm nay tôm sú bị dịch bệnh hoành hành làm chết hàng loạt, trong khi tôm thẻ thắng lớn về năng suất lẫn giá cả”. Ông Nguyễn Văn Mì dẫn chứng, hồi cuối năm 2013, ông bỏ ra 300 triệu đồng nuôi một ao tôm thẻ rộng 4.000m². Đến cuối tháng 2-2014, ông thu hoạch được 5 tấn tôm thẻ loại 40 con/kg, bán cho nhà máy với giá 220.000 đồng/kg, thu lời 700 triệu đồng; thời gian nuôi chỉ mất 87 ngày. Trúng đậm tôm
Bà Phạm Thị Chín ở khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, được biết đến là người thành công với mô hình trồng cây ăn trái, mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đồng.
Kết thúc vụ lúa vừa qua, nông dân trong tỉnh vô cùng phấn khởi vì vừa trúng mùa lại được giá. Nhiều nơi năng suất đạt ngoài mong đợi của người dân và chính quyền địa phương.