Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đã Chủ Động Được Các Giống Nấm Cao Cấp Ở Bảo Lộc

Đã Chủ Động Được Các Giống Nấm Cao Cấp Ở Bảo Lộc
Ngày đăng: 20/05/2012

Nếu như trước đây, người trồng nấm ở Bảo lộc gần như chỉ tập trung vào sản xuất giống nấm mèo bởi có đầu ra ổn định (dù không đem lại giá trị kinh tế cao) và cũng không đòi hỏi kỹ thuật cao trong nuôi trồng. Nay, các loại nấm cao cấp như sò đùi gà, bào ngư nhật, bào ngư xám… đã được các hộ trồng nấm mạnh dạn đưa vào sản xuất, bởi ngoài lợi ích kinh tế họ còn không phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp giống.

Ông Nguyễn Đăng Định - Trưởng nhóm nghiên cứu đề tài nấm của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng (TTNCTNNLNLĐ) cho biết: "Không như ở Đà Lạt và các vùng lân cận, người nông dân Bảo Lộc thường không mấy quan tâm tới việc sản xuất các loài nấm, bởi họ không chủ động được nguồn giống, nhất là các giống nấm cao cấp đang được tiêu thụ rất mạnh trên thị trường nội địa. Những ai muốn sản xuất các loại nấm như sò đùi gà, kim châm, bào ngư... đều phải lấy giống gốc từ Đà Lạt hoặc TP.Hồ Chí Minh, chi phí giá thành, vận chuyển đều rất cao. Vì vậy, TTNCTNNLNLĐ đã có khảo sát, nghiên cứu và cho thành lập đề tài cấy mô các giống nấm trên, qua đó giúp cho người trồng nấm ở Bảo Lộc và các vùng lân cận có thể chủ động được nguồn giống cũng như thuận lợi trong việc đẩy mạnh sản xuất các loại nấm cao cấp".

Hiện nay, TTNCTNNLNLĐ đã lập được khu nuôi giống cấp 1 với 14 loại nấm, trong đó tập trung phát triển 3 loại nấm sò đùi gà, bào ngư nhật và bào ngư xám tại các mô hình ở các xã Đạm B'ri, Đại Lào (TP.Bảo Lộc). Anh Nguyễn Xuân Hồng - cán bộ kỹ thuật của trung tâm cho biết: "Được triển khai từ tháng 11/2011, 3 loại nấm được trung tâm triển khai trực tiếp tại các hộ dân đang phát triển rất tốt, bước đầu cho năng suất khá cao, tai nấm ra nhiều, chân nấm dài và ít mắc bệnh".

Theo anh Nguyễn Đăng Tiền - Thôn 4, xã Đạm B'ri, một trong những người đầu tiên mạnh dạn sử dụng các loại giống nấm mới của TTNCTNNLNLĐ thì: Trồng các loại nấm cao cấp như bào ngư nhật, sò đùi gà đầu tư ban đầu không đáng kể nhưng đem lại thu nhập ổn định. Bởi các giò nấm cũ trước đây trồng nấm mèo sẽ được hấp lại, xử lý vi sinh nên giá thành không cao và đây cũng là ưu điểm bởi các loại nấm cao cấp đem trồng ở các giò nấm cũ phát triển rất thuận lợi.

Cũng theo tìm hiểu của chúng tôi, các loại nấm như bào ngư, sò đùi gà trồng tại các gia đình ở Đại Lào, Đạm B'ri cho thu hoạch từng ngày và được các tiểu thương Bảo Lộc thu mua tận nơi với giá 12 đến 13 ngàn đồng/kg (cao gần gấp đôi so với nấm mèo tươi).

Với thành công ban đầu của những hộ trồng thử nghiệm các loại giống nấm mới của TTNCTNNLNLĐ, nông dân TP.Bảo Lộc và vùng lân cận đã có thể chủ động được nguồn giống và yên tâm phát triển mạnh các loại nấm cao cấp, đem lại giá trị kinh tế cao như sò đùi gà, bào ngư nhật, bào ngư xám, kim châm ...

Có thể bạn quan tâm

Thiếu nguyên liệu đầu vào gây khó khăn trong chế biến thủy sản ở huyện Tĩnh Gia Thanh Hóa Thiếu nguyên liệu đầu vào gây khó khăn trong chế biến thủy sản ở huyện Tĩnh Gia Thanh Hóa

Với 42,5km bờ biển và 3 cửa lạch lớn: Hà Nẫm, Lạch Bạng, Lạch Ghép nên hoạt động khai thác hải sản trên biển lẫn nuôi trồng nước lợ của Tĩnh Gia khá phát triển.

06/10/2015
Phát triển kinh tế từ nuôi gà Móng Tiên Phong Phát triển kinh tế từ nuôi gà Móng Tiên Phong

Phát huy thế mạnh giống gà Móng quý hiếm bản địa, bác Trần Xuân Xưởng ở Tiên Phong, huyện Duy Tiên, Hà Nam có thâm niên mấy chục năm nay nuôi giống gà này để phát triển kinh tế gia đình.

06/10/2015
Anh Tiến trâu tự thoát nghèo Anh Tiến trâu tự thoát nghèo

Làng Nha, phường Long Biên, quận Long Biên (Hà Nội) có anh Nguyễn Văn Tiến, được dân trong làng gọi là Tiến “trâu”. Không phải anh khỏe như như trâu mà vì hiện anh là chủ sở hữu của một đàn 300 con trâu.

06/10/2015
Hiệu quả từ mô hình nuôi chồn mướp Hiệu quả từ mô hình nuôi chồn mướp

Mô hình nuôi chồn mướp của ông Nguyễn Văn Đấu ở ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau mỗi năm thu lãi trên 250 triệu đồng từ tiền bán chồn thịt và chồn mướp con.

06/10/2015
Nuôi trâu - độc đáo nghề truyền thống ở Hớn Quản Bình Phước Nuôi trâu - độc đáo nghề truyền thống ở Hớn Quản Bình Phước

Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Hớn Quản (Bình Phước), tính đến tháng 4-2015, trên địa bàn huyện có đàn trâu 1.819 con, tập trung ở 11/13 xã.

06/10/2015