Hà Nội Phát Triển Diện Tích Nuôi Thả Thủy Sản Chuyên Canh

Hai tháng đầu năm, nông dân khu vực ngoại thành Hà Nội vừa tập trung thu hoạch vụ thủy sản trước Tết Nguyên đán, đồng thời chủ động các điều kiện cho sản xuất vụ đầu năm.
Tháng Hai, vừa là tháng thu hoạch cao điểm trong năm do đúng vào dịp tết Nguyên đán, và cũng là tháng triển khai nuôi trồng vụ mới, vì vậy sản lượng đánh bắt và diện tích nuôi trồng đều tăng.
Ước sản lượng thủy sản thu hoạch trong tháng Hai đạt trên 7.850 tấn, tăng 2% so với tháng trước, chủ yếu là sản lượng thu hoạch từ nuôi thả với 7.667 tấn tăng 3,1% so với cùng kỳ. Sản lượng thủy sản khai thác không đáng kể.
Để chuẩn bị cho vụ sản xuất mới đạt được sản lượng cao, ngay từ trước Tết Nguyên đán, Sở NN& PTNT đã cùng với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho bà con các biện pháp phòng chống rét cho đàn con nuôi; đặc biện chăm sóc cho đàn cá bố mẹ, chuẩn bị các điều kiện cho sinh sản, nhằm chủ động nguồn con giống.
Cùng với đó,thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nên các địa phương trên địa bàn Hà Nội đã dồn điền đổi thửa, quy hoạch lại đồng ruộng nhằm xây dựng các vùng chuyên canh hàng hóa. Nhờ vậy mà ngành thủy sản của Hà Nội đã có nhiều mô hình chuyên canh hàng hóa mới, với quy mô tập trung lớn ở nhiều địa phương. Cùng với đó, Hà Nội đã đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học trong nuôi thả, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, nâng cao sản lượng thủy sản.
Trong 2 tháng, các cơ quan chức năng và địa phương trên địa bàn đã tổ chức 2 lớp hướng dẫn về ngăn ngừa, kiểm soát thủy sinh vật ngoại lai xâm hại và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; 1 lớp hướng dẫn quản lý chất lượng giống thủy sản và 1 lớp hướng dẫn hệ thống văn bản quản lý nuôi thủy sản thương phẩm tại xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa.
Nhờ đó, tháng 2 vào tháng nghỉ Tết nhưng diện tích nuôi thủy sản của bà con vẫn tăng, ước đạt 1.940ha. Tính chung 2 tháng đầu năm, nông dân ngoại thành Hà Nội đã nuôi thả được 38.88 ha tăng 6% so với cùng kỳ.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang có trên 500 ha mãng cầu xiêm, tập trung tập trung tại các xã Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh…Sau một thời gian giá tăng cao, nay giá đã giảm mạnh.

Những năm qua, chính quyền xã Nâm Nung (Krông Nô) đã tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ nhiều dự án, chương trình để xây dựng giao thông nông thôn, điện thắp sáng, hội trường…, từng bước góp phần phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân, cũng như đưa bộ mặt nông thôn của xã ngày càng khởi sắc.

Qua khảo sát các hộ nuôi trên địa bàn, căn cứ vào các tiêu chí chung của dự án đã chọn được 12 hộ dân của 2 xã để lựa chọn làm điểm triển khai dự án. Xã Khánh Tiên có 8 hộ, quy mô 2 ha; xã Yên Hòa có 4 hộ, quy mô 2 ha. Đây là những hộ có đủ năng lực, kinh nghiệm kỹ thuật, khả năng đầu tư vốn sản xuất và truyền đạt kinh nghiệm sản xuất cho các hộ trong vùng.

Chúng tôi gặp anh nông dân trẻ Trần Văn Út đang thuê máy đào ao chống hạn trên vùng đất nắng gió xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận). Sau sáu giờ đào, ao sâu bốn mét đã ngập khoảng một mét nước. “Mình phải nỗ lực đào ao cứu hạn cho đàn cừu trước khi chờ trời cứu chớ”, anh Út nói.

Những năm trước, trên đất nhiễm phèn, nông dân huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) chủ yếu trồng dứa (khóm), mía, với hiệu quả kinh tế thấp. Từ khi chuyển sang trồng mãng cầu xiêm, tiêu…, nhiều hộ có thu nhập cao hơn hẳn.