Gom Gà Ế Chờ Hết Dịch Bán
Sức mua của các mặt hàng trứng, thịt gia cầm hiện đã giảm sâu nên hầu như nguồn hàng gia cầm sạch thu mua chưa thể đưa ra thị trường. Doanh nghiệp sẽ lưu kho. Thông qua thu mua, doanh nghiệp hỗ trợ người nuôi giữ giá và có thêm chi phí để tái đàn. Hàng cũng được dự trữ để cung ứng ra thị trường với giá ổn định sau khi hết dịch.
Ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty CP Vĩnh Thành Đạt, xác nhận, phần lớn các trang trại chăn nuôi quy mô lớn hiện đều có giấy chứng nhận trại an toàn dịch do Chi cục Thú y cấp. Do đó, người tiêu dùng không nên vì những thông tin dịch cúm mà "né" sử dụng sản phẩm gia cầm. Ngược lại, cần phân biệt được sản phẩm an toàn, những sản phẩm có thương hiệu uy tín để yên tâm khi sử dụng.
Bà Phạm Thị Ngọc Hà, Giám đốc Công ty TNHH San Hà, cho biết, hàng tạm trữ sẽ giúp doanh nghiệp giữ giá bán ra ở mức 63.000 đồng/kg (gà tam hoàng) ở những giai đoạn sau này, khi nguồn cung trên thị trường thiếu hụt do các cơ sở chăn nuôi ngừng tái đàn để vệ sinh chuồng trại sau dịch.
Bà nói thêm, công ty đã mua gà đến tuổi xuất chuồng từ các trang trại có liên kết và đến thời điểm hiện tại, lượng gà đã giết mổ để cấp đông đạt vài trăm tấn. Giá mua gà tại chuồng hiện là 25.000 đồng/kg gà tam hoàng và 70.000-75.000 đồng/kg gà ta.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay: “Trong lúc tiêu thụ trứng gia cầm khó khăn, các doanh nghiệp của TP.HCM đã tự liên kết vay ngân hàng 40 tỷ đồng để thu mua trứng gia cầm sạch trữ đông, giúp không giảm giá trứng. Cách làm hỗ trợ người nuôi này cần được nhân rộng ra nhiều địa phương khác”.
Từ phía cơ quan quản lý, bà Lê Ngọc Đào, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho biết, chủ trương tạm trữ mặt hàng trứng và thịt gia cầm xuất phát từ lo ngại sau dịch cúm, nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại nhưng nguồn cung có thể bị thiếu hụt do người chăn nuôi chưa tái đàn kịp. Việc trạm trữ của doanh nghiệp sẽ giúp người tiêu dùng mua được hàng với giá ổn định, không để tình trạng tăng giá đột biến.
Hầu hết các doanh nghiệp thu mua tạm trữ gia cầm đều cho rằng động thái trên ngoài việc hỗ trợ các hộ nuôi trong thời điểm dịch thì còn giải oan được cho “gà sạch”. Thậm chí, nhiều nơi còn ký hợp đồng dài hạn với các trại nuôi để bao tiêu sản phẩm nếu
Ông Dương Anh Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH chăn nuôi Bình Minh (Đồng Nai) nói: “Giá thu mua của doanh nghiệp tại các hộ nuôi vẫn được giữ ổn định như trước khi có dịch. Chúng tôi ký hợp đồng cung ứng cho các nhà hàng, siêu thị Big C, Co.opmart, Lotte Mart... với giá cả bình ổn cả năm nên không lo dịch cúm hay giá cả thị trường lên xuống. Gà vịt của được nuôi theo quy trình chuẩn, tiêm chủng đầy đủ, có giấy kiểm dịch mỗi ngày của thú y thì cũng dễ thuyết phục bạn hàng”.
Có thể bạn quan tâm
Tận dụng mùa nước lũ ở miền Tây, anh Nguyễn Quốc Hiếu nuôi cá heo nước ngọt và ngay năm đầu tiên đã thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Được biết đến với 'tuyệt chiêu” ươm cá giống và là người luôn tìm 'đường đi nước bước' cho đàn cá của HTX bung khỏi “ao làng”.
Sau nhiều năm bôn ba, anh Phạm Văn Nghĩa (xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã quyết định trở về quê lập nghiệp.
Chúng tôi được chị Trịnh Thị Tuyết, ở thôn 6, xã Xuân Trường (Thọ Xuân) dẫn đi thăm vườn cây ăn quả của gia đình mình. Vườn cây có thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm.
Cách làm giàu này của ông Hoàng Xuân Tin ở thôn Mai Giang 1 (xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang mở ra hướng đi đầy tiềm năng cho nghề nuôi tôm.