Triển Khai Trồng 7 Ha Cây Sưa Đỏ Tại Huyện Huyện Hà Quảng

Từ năm 2013 đến nay, Công ty TNHH Diễn Xuân (trụ sở tại xóm Yên Luật, thị trấn Xuân Hòa, Hà Quảng) triển khai mô hình vườn ươm trên 3 vạn cây sưa đỏ, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cây sưa đỏ cho bà con xóm Yên Luật, thị trấn Xuân Hòa.
Cây sưa đỏ là cây lâm nghiệp lấy gỗ thuộc nhóm gỗ A1, loại gỗ đặc biệt quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam, Nhà nước thực hiện chủ trương bảo tồn và phát triển cây quý hiếm này. Cao Bằng có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng như các tỉnh: Thanh Hóa, Yến Bái, Lạng Sơn…, thuận lợi cho cây sưa đỏ sinh trưởng trên đất rừng nghèo kiệt, dễ sinh trưởng, tự kháng sâu bệnh.
Trồng cây sưa đem lại lợi ích kinh tế cao, trồng 7 năm lõi gỗ có thể đạt 5 - 7 cm, giá bán 3 - 5 triệu đồng/cây. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Hà Quảng và Công ty TNHH Diễn Xuân đang tích cực vận động bà con trồng cây sưa với diện tích ban đầu 7 ha, người tham gia trồng sẽ cung cấp cây giống, phân bón, chuyển giao khoa học kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm. Dự kiến nhân rộng ra toàn tỉnh trên những địa bàn phù hợp và nhu cầu của nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Sản xuất theo quy trình VietGAP hiện là một trong những chương trình trọng điểm của Ngành nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, phù hợp với xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm nhiều đến sức khỏe của mình. Chính vì thế họ đòi hỏi khắt khe những sản phẩm sản xuất ra phải thật sự đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mẫu mã đẹp và tiện sử dụng...

Dúi (có nơi còn gọi là con rúi) được xếp vào loại đặc sản; thịt dúi ngon, mát, giầu đạm. Đây là loại con dễ nuôi, chi phí rất thấp, ít tốn diện tích.

Tổn thất sau thu hoạch lúa gạo tại ĐBSCL hiện nay vẫn còn khá cao, 13,7%, tương đương thiệt hại 635 triệu USD/năm. Trong số này, chiếm cao nhất là khâu phơi sấy mất 4,2%, thu hoạch 3%, xay xát 3%, bảo quản 2,6%, vận chuyển 0,9%. Nếu như tất cả các khâu thu hoạch đều có khiếm khuyết thì tổn thất có thể lên đến 20,6%

Trong một thí nghiệm gần đây thuộc khuôn khổ chương trình nghiên cứu về cá tuyết (CODTECH) do Hội đồng Nghiên cứu Nauy tài trợ, các chuyên gia nghiên cứu về thuỷ sản đã tiến hành so sánh hiệu quả giữa việc sử dụng vi tảo tươi, tảo đóng bánh và bột đất sét trong việc xử lý mùn bã hữu cơ và vi khuẩn trong bể ương ấu trùng trong nuôi cá tuyết.

Năm 1996, Cty Thương mại Nông nghiệp Charoen Pokphand (C.P) đã sản xuất giống cá rô phi đỏ Tabtim nuôi trong lồng bằng cách lai chéo giống rô phi đen, rô phi đỏ Đài Loan và giống rô phi đỏ Florida.