Gom Gà Ế Chờ Hết Dịch Bán

Sức mua của các mặt hàng trứng, thịt gia cầm hiện đã giảm sâu nên hầu như nguồn hàng gia cầm sạch thu mua chưa thể đưa ra thị trường. Doanh nghiệp sẽ lưu kho. Thông qua thu mua, doanh nghiệp hỗ trợ người nuôi giữ giá và có thêm chi phí để tái đàn. Hàng cũng được dự trữ để cung ứng ra thị trường với giá ổn định sau khi hết dịch.
Ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty CP Vĩnh Thành Đạt, xác nhận, phần lớn các trang trại chăn nuôi quy mô lớn hiện đều có giấy chứng nhận trại an toàn dịch do Chi cục Thú y cấp. Do đó, người tiêu dùng không nên vì những thông tin dịch cúm mà "né" sử dụng sản phẩm gia cầm. Ngược lại, cần phân biệt được sản phẩm an toàn, những sản phẩm có thương hiệu uy tín để yên tâm khi sử dụng.
Bà Phạm Thị Ngọc Hà, Giám đốc Công ty TNHH San Hà, cho biết, hàng tạm trữ sẽ giúp doanh nghiệp giữ giá bán ra ở mức 63.000 đồng/kg (gà tam hoàng) ở những giai đoạn sau này, khi nguồn cung trên thị trường thiếu hụt do các cơ sở chăn nuôi ngừng tái đàn để vệ sinh chuồng trại sau dịch.
Bà nói thêm, công ty đã mua gà đến tuổi xuất chuồng từ các trang trại có liên kết và đến thời điểm hiện tại, lượng gà đã giết mổ để cấp đông đạt vài trăm tấn. Giá mua gà tại chuồng hiện là 25.000 đồng/kg gà tam hoàng và 70.000-75.000 đồng/kg gà ta.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay: “Trong lúc tiêu thụ trứng gia cầm khó khăn, các doanh nghiệp của TP.HCM đã tự liên kết vay ngân hàng 40 tỷ đồng để thu mua trứng gia cầm sạch trữ đông, giúp không giảm giá trứng. Cách làm hỗ trợ người nuôi này cần được nhân rộng ra nhiều địa phương khác”.
Từ phía cơ quan quản lý, bà Lê Ngọc Đào, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho biết, chủ trương tạm trữ mặt hàng trứng và thịt gia cầm xuất phát từ lo ngại sau dịch cúm, nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại nhưng nguồn cung có thể bị thiếu hụt do người chăn nuôi chưa tái đàn kịp. Việc trạm trữ của doanh nghiệp sẽ giúp người tiêu dùng mua được hàng với giá ổn định, không để tình trạng tăng giá đột biến.
Hầu hết các doanh nghiệp thu mua tạm trữ gia cầm đều cho rằng động thái trên ngoài việc hỗ trợ các hộ nuôi trong thời điểm dịch thì còn giải oan được cho “gà sạch”. Thậm chí, nhiều nơi còn ký hợp đồng dài hạn với các trại nuôi để bao tiêu sản phẩm nếu
Ông Dương Anh Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH chăn nuôi Bình Minh (Đồng Nai) nói: “Giá thu mua của doanh nghiệp tại các hộ nuôi vẫn được giữ ổn định như trước khi có dịch. Chúng tôi ký hợp đồng cung ứng cho các nhà hàng, siêu thị Big C, Co.opmart, Lotte Mart... với giá cả bình ổn cả năm nên không lo dịch cúm hay giá cả thị trường lên xuống. Gà vịt của được nuôi theo quy trình chuẩn, tiêm chủng đầy đủ, có giấy kiểm dịch mỗi ngày của thú y thì cũng dễ thuyết phục bạn hàng”.
Related news

Những ngày này, đi dọc các vùng nuôi tôm công nghiệp nằm ở ven biển thuộc các xã Bạch Long, Giao Phong, Quất Lâm (Giao Thủy); Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều (Hải Hậu); Nghĩa Phúc, Nam Điền (Nghĩa Hưng)… chúng tôi bắt gặp các hộ nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, đổ ra các ao đầm miệt mài kéo tôm để kịp xuất bán cho thương lái.

Vụ chiêm xuân năm nay, lần đầu tiên đưa vào áp dụng sản xuất đại trà song nông dân xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao đã bội thu từ mô hình lúa tái sinh.

Hơn một năm kể từ khi Nghị định 36/2014/NĐ-CP về về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra chính thức có hiệu lực thi hành, đến nay các DN XK cá tra vẫn cho rằng nhiều quy định trong Nghị định chưa thực sự phù hợp với thực tiễn, cần phải sửa đổi kịp thời để không gây cản trở, khó khăn cho DN.

Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cho biết, trong tháng 6, công ty này đã nhập 1.330 tấn đường từ Lào tương đương 803.320 USD. Lượng đường này được nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 08/2015/TT-BCT và đều được nhập khẩu qua cửa khẩu Bờ Y.

Từ đầu tháng 7/2015, giấy chứng nhận khử trùng do Công ty CP Khử trùng Việt Nam (VFC) cấp cho các lô gạo xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ không được phía Trung Quốc công nhận. Đây là khó khăn lớn cho gạo XK của Việt Nam.