Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giống nhãn đặc sản ở Tân Chính

Giống nhãn đặc sản ở Tân Chính
Ngày đăng: 17/04/2015

Thay vì cây vải thiều đang hiện diện ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tân Yên, tại xã Đại Hóa, cây nhãn có vai trò chủ đạo. Nhãn được trồng ở khắp nơi: ven đường làng, trên vườn bãi, ngoài đồng… Nhãn ở Đại Hóa nhiều, nhưng nhiều nhất, lâu đời nhất và ngon có tiếng là ở làng Tân Chính, hay còn gọi là làng Nhãn.

Nhãn Tân Chính đang vào mùa hoa, thoảng trong gió là hương nhãn. Trên các ngọn cây, bày ong mật tất bật lượn đi lượn lại như đang giăng một tấm lưới vô hình, cảnh quê rộn trong tiếng ong bay. Ông Vương Đăng Chính- một trong những hộ có nhiều gốc nhãn 60 – 70 năm tuổi cho biết: Tân Chính có 70 hộ, hầu như nhà nào cũng trồng nhãn. Loại từ 50 tuổi trở lên có khoảng 400 cây, còn ít năm hơn thì cũng chưa ai tính đếm, nên cứ vào mùa hoa, thợ ong các nơi lại đưa ong về đây.

Hơn 100 năm trước ông Cử Phách là người đã đưa giống nhãn lồng từ Hưng Yên về trồng thành đồi, dân gian giờ vẫn gọi đồi ông Cử Phách. Tại đây, vẫn còn những cây nhãn trên 100 năm, gốc xù xì, rễ cuộn nổi trên mặt đất. Từ những cây nhãn đầu tiên này, nhãn lan dần sang các chòm dân cư. Đất đai khí hậu vùng quê này dường như phù hợp với cây nhãn nên đã nâng tầm giống nhãn Hưng Yên trở thành sản phẩm đặc trưng riêng có của Tân Chính, nhãn có vị ngọt, hương thơm.

Đưa tôi đi thăm các vườn nhãn, ông Chính giới thiệu ở đây đều là những cây nhãn vài chục năm tuổi, được người dân tuyển chọn và để lại. Số không ngon, hầu như đã chặt, hoặc đốn cành để ghép lại. Nhưng đây đều chưa phải giống nhãn đặc trưng để Tân Chính tự hào.

Chúng tôi đến đồi nhãn ông Cử Phách, cụ Đỗ Mạnh Dương - hậu nhân của ông Cử Phách dẫn chúng tôi đến bên những gốc nhãn cổ. Từ những gốc nhãn này sau đó nó phân chia làm hai dòng nhãn riêng biệt. Giống nhãn quả khá to, ngọt, hương thơm nhưng hạt to giờ đang rất phổ biến tại Đại Hóa. Vào vụ, giá bán 10 - 12 nghìn đồng/kg. Tại Tân Chính không hiếm cây nhãn loại này mỗi năm cho từ 8 tạ đến 1 tấn quả.

Còn một dòng nhãn khác, quả nhỏ hơn, chỉ chừng đầu ngón tay cái người lớn, hạt nhỏ như hạt thóc, nhăn nheo hoặc không có hạt - đây là loại nhãn đặc sản làm nên tên tuổi của làng nhãn Tân Chính. Cây gốc năm nay chừng 80 tuổi, xưa nằm trong đồi nhãn nhà ông Cử Phách, sau khi hoà bình lập lại, đã được chia cho các hộ dân và cây nhãn này giờ thuộc về gia đình bà Vương Thị Bắc.

Vì nó nằm cạnh ngôi miếu nhỏ nên thường được người dân ở đây gọi Nhãn Miếu, hoặc nhãn điếc vì không có hạt. Hơn 10 năm trước, gia đình bà Bắc chiết 40 cành để nhân giống, tuy nhiên chỉ dăm cành có rễ, các cây này được trồng ở thôn Đồi Thông, xã Đại Hóa, xã Tiến Thắng (huyện Yên Thế) và trong vườn ông Dương cũng có một cây.

Bà Đỗ Thị May, vợ ông Dương kể: Cây chiết vẫn cho quả hệt như cây mẹ. Mang đi bán tại xã Hoàng Thanh (Hiệp Hoà), ban đầu nhiều người cho là nhãn cỏ, nhưng khi bóc ra, cùi nhãn dầy, trắng, đưa lên miệng đã cảm nhận được vị ngọn, thơm ngát, hạt bé tẹo. Thấy vậy mọi người xô vào mua, có bao nhiêu mua hết bấy nhiêu. Chỉ tiếc là không có nhiều để bán.

Đất đai, khí hậu ở Đại Hóa phù hợp với cây nhãn và cây nhãn được người dân địa phương coi trọng. Vấn đề chính, đó là phải nhân được giống nhãn đặc sản của Tân Chính. Biết vậy, UBND huyện Tân Yên giao cho phòng NN và PTNT lưu tâm bảo tồn và nhân rộng.


Có thể bạn quan tâm

Cho phép nhập thịt bò Pháp đạt yêu cầu vào thị trường Việt Nam Cho phép nhập thịt bò Pháp đạt yêu cầu vào thị trường Việt Nam

Theo đại diện Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục đã có văn bản gửi Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội về việc cho phép nhập khẩu thịt bò không xương dưới 30 tháng tuổi từ Pháp vào Việt Nam, với điều kiện thịt nhập khẩu đạt các yêu cầu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

04/05/2015
Đổi thay nhờ tư duy mới Đổi thay nhờ tư duy mới

Đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất lúa nước giúp người dân giải phóng sức lao động, hình thành vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa, tăng hiệu quả kinh tế từ “bờ xôi ruộng mật”, góp phần đổi thay diện mạo nông thôn vùng lòng chảo.

04/05/2015
Phát triển chăn nuôi hướng thoát nghèo ở Keo Lôm Phát triển chăn nuôi hướng thoát nghèo ở Keo Lôm

Khai thác tiềm năng kinh tế nông – lâm nghiệp, trong đó phát triển chăn nuôi là thế mạnh, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Keo Lôm (huyện Điện Biên Đông) tích cực tuyên truyền, vận động người dân phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa bước đầu mang lại những tín hiệu khả quan trong công tác xóa đói giảm nghèo.

04/05/2015
Hiệu quả bước đầu trong đào tạo nghề nông nghiệp Hiệu quả bước đầu trong đào tạo nghề nông nghiệp

Với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, nên khi Đề án 1956 triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, nông dân chủ yếu chọn nghề nông bởi nhiều lẽ...

04/05/2015
Nông dân huyện Cao Lãnh thu hoạch mè có lãi cao Nông dân huyện Cao Lãnh thu hoạch mè có lãi cao

Đến ngày 3/5/2015, nông dân huyện Cao Lãnh thu hoạch được 600/700ha mè vụ hè thu năm 2015, tập trung ở các xã Bình Hàng Trung, Mỹ Hội, Mỹ Thọ, An Bình, Nhị Mỹ, Tân Nghĩa và Phong Mỹ; năng suất đạt từ 1 – 1,5 tấn/ha.

04/05/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.