Giống lúa Thiên ưu 8 cho năng suất cao trên đồng đất Thuận Lộc

Thử nghiệm thành công lúa Thiên ưu 8 trên đất Thuận Lộc
Vụ Hè thu 2015, Trung tâm ƯDKHKT&BVCTVN Thị xã phối hợp với UBND xã Thuận Lộc thực hiện mô hình sản xuất giống lúa thuần thế hệ mới Thiên Ưu 8 với diện tích 4 ha có 19 hộ dân tham gia, tại thôn Tân Hòa, xã Thuận Lộc.
Ngoài diện tích của mô hình, thôn Tân Hòa còn đưa vào sản xuất mở rộng được khoảng 13-14ha (chiếm gần 50% tổng diện tích gieo cấy của thôn).
Thiên Ưu 8 là giống lúa thuần do Công ty CP giống cây trồng Trung Ương chọn tạo đã được công nhận là giống Quốc gia theo Quyết định số 58/QĐ-TT-CLT ngày 05/3/2015.
Trong quá trình thực hiện mô hình, Trung tâm luôn bố trí cán bộ kỹ thuật trực tiếp cùng cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn bà con thực hiện đúng quy trình kỹ thuật; nhờ đó mô hình được tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch, đảm bảo thời vụ, lúa phát triển tốt và đồng đều.
Hiện nay, lúa Thiên Ưu 8 đã được bà con thu hoạch xong, phơi khô khén, kết quả đánh giá và gặt thống kê cho thấy năng suất đạt khá cao; trung bình đạt 55-56 tạ/ha (2,8 tạ/sào), cá biệt có nhiều thửa đạt 3 tạ/sào; thời gian sinh trưởng ngắn tại vụ hè thu 2015 là 92-95 ngày.
Ưu điểm của giống Thiên Ưu 8 là rất ít sâu bệnh, chống đỗ tốt, trổ bông tập trung, tỷ lệ hạt chắc cao, hạt thóc màu vàng sáng, gạo xát đẹp, gạo trong, cơm ăn ngon và được thương lái ưa chuộng.
Trong thời gian tới, Trung tâm ứng dụng KHKT và cây trồng vật nuôi thị xã Hồng Lĩnh sẽ nghiên cứu và nhân rộng giống lúa Thiên ưu 8 trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) hiện có 71ha đất liếp được nông dân trồng chuyên canh mãng cầu xiêm, trong đó có 28ha trồng mới, số còn lại đang trong giai đoạn cho trái. Trồng mãng cầu nhẹ chi phí và công chăm sóc nhưng thu nhập khá cao.

Với tổng diện tích tự nhiên gần 2.092 ha, trong đó có gần 1.457 ha đất nông nghiệp, An Hải là một trong 3 xã thuộc vùng Dự án Hỗ trợ Tam nông huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Từ thực tế sản xuất, Ban Phát triển xã và người dân các thôn đã lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên vì người nghèo, trong đó đáng chú ý là chuỗi giá trị nho, cây trồng thế mạnh của địa phương.
Huyện Châu Thành A (Hậu Giang) trồng hơn 100ha măng cụt. Nếu như thời điểm thu hoạch rộ măng cụt giảm mạnh có lúc 20.000 đồng/kg, giảm hơn phân nửa so với đầu vụ thì hiện nay giá tăng trở lại.

Tân Lập, một thôn của xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng xưa nay có truyền thống trồng rau thương phẩm. Không chỉ dừng lại ở những cây rau truyền thống ven sông Đa Nhim như cà chua, ớt sừng hay cải thảo, bà con Tân Lập còn cung cấp cho thị trường các loại rau thơm. Và Tổ hợp tác Chính Nghĩa, nơi tập trung những người trồng rau thơm đã đồng hành cùng bà con, giúp diện tích rau thơm ở đây ngày càng mở rộng.

Ngành nông nghiệp đã khảo nghiệm thành công nhiều giống lúa mới đầy triển vọng, song việc nhân rộng diện tích còn rất chậm.