Giống lúa Thiên ưu 8 cho năng suất cao trên đồng đất Thuận Lộc
Thử nghiệm thành công lúa Thiên ưu 8 trên đất Thuận Lộc
Vụ Hè thu 2015, Trung tâm ƯDKHKT&BVCTVN Thị xã phối hợp với UBND xã Thuận Lộc thực hiện mô hình sản xuất giống lúa thuần thế hệ mới Thiên Ưu 8 với diện tích 4 ha có 19 hộ dân tham gia, tại thôn Tân Hòa, xã Thuận Lộc.
Ngoài diện tích của mô hình, thôn Tân Hòa còn đưa vào sản xuất mở rộng được khoảng 13-14ha (chiếm gần 50% tổng diện tích gieo cấy của thôn).
Thiên Ưu 8 là giống lúa thuần do Công ty CP giống cây trồng Trung Ương chọn tạo đã được công nhận là giống Quốc gia theo Quyết định số 58/QĐ-TT-CLT ngày 05/3/2015.
Trong quá trình thực hiện mô hình, Trung tâm luôn bố trí cán bộ kỹ thuật trực tiếp cùng cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn bà con thực hiện đúng quy trình kỹ thuật; nhờ đó mô hình được tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch, đảm bảo thời vụ, lúa phát triển tốt và đồng đều.
Hiện nay, lúa Thiên Ưu 8 đã được bà con thu hoạch xong, phơi khô khén, kết quả đánh giá và gặt thống kê cho thấy năng suất đạt khá cao; trung bình đạt 55-56 tạ/ha (2,8 tạ/sào), cá biệt có nhiều thửa đạt 3 tạ/sào; thời gian sinh trưởng ngắn tại vụ hè thu 2015 là 92-95 ngày.
Ưu điểm của giống Thiên Ưu 8 là rất ít sâu bệnh, chống đỗ tốt, trổ bông tập trung, tỷ lệ hạt chắc cao, hạt thóc màu vàng sáng, gạo xát đẹp, gạo trong, cơm ăn ngon và được thương lái ưa chuộng.
Trong thời gian tới, Trung tâm ứng dụng KHKT và cây trồng vật nuôi thị xã Hồng Lĩnh sẽ nghiên cứu và nhân rộng giống lúa Thiên ưu 8 trên địa bàn.
Related news
Theo Sở NN&PTNT, đến thời điểm này diện tích có tôm thả nuôi trong toàn tỉnh Bạc Liêu là 84.000ha. Trong đó, tôm nuôi theo mô hình thâm canh và bán thâm canh 6.277ha. Trong tuần qua, nông dân đã thu hoạch 53.436ha tôm nuôi, sản lượng đạt gần 1.500 tấn. Sau khi thu hoạch, nông dân tiếp tục cải tạo ao vuông và thả tôm nuôi hơn 19.200ha. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên đã có 5.408ha tôm nuôi bị thiệt hại.
Công ty TNHH liên doanh Thung Lũng Nắng đang tiếp tục đầu tư hoàn thành Dự án Trang trại nuôi cá “Thung lũng cầu vồng” tại xã Đạ Sar và xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Với tổng nguồn vốn 1,7 triệu USD, trên địa bàn 2 xã này, công ty thực hiện dự án trên 100ha rừng thuộc Khoảnh 3, Tiểu khu 115 và các Khoảnh 3, 7, 8, 9, Tiểu khu 99, Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim.
Năm 14 tuổi, anh Trần Trọng Hoài ở khu 1, phường Tuần Châu (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã lặn lội về quê gốc tại huyện Phù Mỹ (Bình Định) để học nghề nuôi trồng thuỷ sản. Năm 1993, trở về Tuần Châu, anh nhận thấy tại khu vực Nuỗng Đầm có thể cải tạo để nuôi thuỷ sản. Anh đã xin chính quyền cấp cho 10ha để phát triển kinh tế.
Sau hơn 5 năm triển khai, dự án biến đổi khí hậu (BĐKH) do Đại sứ quán Phần Lan tài trợ đã được Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (thuộc Trường Đại học Nông lâm Huế) triển khai có hiệu quả trên nhiều vùng đất bạc màu của tỉnh Quảng Trị. Từ dự án này, nhiều “vùng đất chết” ở hai huyện Hải Lăng và Triệu Phong đã từng bước hồi sinh và mở ra hướng làm giàu bền vững cho người dân.
Cá còm còn có tên gọi cá Nàng Hai, là loài được xếp phân loại cùng một họ với cá thát lát (họ Notopteridae). Ngoài giá trị được sử dụng làm thực phẩm, cá còm còn được nuôi làm sinh vật cảnh. Đây là giống cá nước ngọt có khả năng chịu phèn, thịt ngọt và dai, có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon; đặc biệt là món chả cá.