Mô Hình Nuôi Cá Chép Nhật Thương Phẩm, Hiệu Quả Kinh Tế Ở Thành Phố Hồ Chí Minh
Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6 phần ngàn, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 6,5 - 8, nhiệt độ nước thích hợp: 25 – 30 C. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.
Mô hình được Trạm Khuyến nông Bình Chánh – Bình Tân thuộc Trung tâm Khuyến nông thành phố thực hiện tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, với quy mô: 10.000 m2/5 hộ, nuôi trong ao, vèo. Trong đó, Khuyến nông hỗ trợ 100% chi phí con giống (600.000 con) và 25% thức ăn công nghiệp (tương đương 7,5 triệu đồng). Sau 8 tháng nuôi (từ 08/2012 - 04/2013). Kết quả đạt được: Tỉ lệ sống đạt trên 51%. Năng suất: 15 tấn/ha, sản lượng cá ước đạt 307.200 con, cá có ngoại hình, màu sắc đẹp, với giá bán 2.500đ/con, các nông hộ lãi trên 300 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí (thức ăn, cải tạo ao, thuốc phòng bệnh…)
Ông Trần Hoài Bảo đại diện các hộ nuôi cho biết, mô hình có hiệu quả kinh tế và có khả năng nhân rộng, phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng và định hướng phát triển nông nghiệp của địa phương. Kiến nghị các Ban ngành đại phương quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông tiếp tục đầu tư xây dựng ao, hồ, con giống giúp nông dân mở rộng qui mô sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Vườn tiêu hơn 500 trụ là nguồn thu nhập chính đối với gia đình anh Lê Trung Nhớ (thôn 3, xã Ia Pal, huyện Chư Sê - Gia Lai). Anh Nhớ cho biết: Gia đình tôi có hơn 1.000 trụ tiêu, trong đó khoảng 500 trụ được trồng bằng cây trụ chết (gỗ) mới thu hoạch được 2 năm thì xuất hiện nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm. Bây giờ, gia đình tôi chỉ còn trông chờ vào 500 trụ tiêu trồng bằng cây keo này mà thôi.
Nuôi cá trong ruộng lúa là một hình thức canh tác xen kẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng. Mô hình này đã được một số địa phương thực hiện theo tập quán cũ, tuy nhiên, chỉ khi các hộ dân áp dụng đúng kỹ thuật nuôi trồng, hình thức nuôi cá-lúa mới thực sự phát huy hiệu quả.
Ghi nhận tại xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho thấy đã xuất hiện một loại sâu hại cây trồng, theo người dân địa phương gọi là sùng đất. Sùng đất ăn rễ và củ của hầu hết các loại cây trồng, gây thiệt hại lớn cho bà con trong khi người nông dân chưa có biện pháp khắc phục.
Cây hồ tiêu vốn là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của người dân xã Tân Liên (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Tuy nhiên do sự bùng phát của các dịch bệnh, cụ thể là bệnh chết nhanh, chết chậm đã khiến đa số vườn tiêu của người dân rơi vào cảnh tiêu điều, xơ xác.
Hiện các thành viên hợp tác xã đã thống nhất phương án thu mua bưởi giá cao hơn thị trường, đồng thời chủ động ký kết với xã viên từ khâu sản xuất đến bao tiêu sản phẩm nhằm ổn định nguồn hang.