Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giống lúa JO2 cho hiệu quả kinh tế cao ở Thanh Ba

Giống lúa JO2 cho hiệu quả kinh tế cao ở Thanh Ba
Ngày đăng: 05/06/2015

Đây là giống lúa thuần chất lượng cao, cơm thơm, mềm, dẻo, vị đậm đang được người tiêu dùng khá ưa chuộng. Hiện nay, giá bình quân của gạo J02 trên thị trường khoảng 18.000 đến 20.000 đồng/kg; giá thóc khoảng 11.500 đến 12.500 đồng/kg.

Năng suất bình quân của giống lúa này đạt khoảng 6 đến 6,5 tấn/ha, thâm canh tốt có khả năng đạt 7,5 tấn/ha. So sánh qua một số vụ ở các huyện Thanh Ba, Lâm Thao cho thấy, gieo cấy giống lúa J02 cho lãi suất cao hơn so với các giống lúa đang được gieo cấy đại trà hiện nay như Khang dân, Nhị ưu… trên dưới 20 triệu đồng/ha. Giống lúa này có nhiều ưu điểm như thích hợp với vụ chiêm xuân, khả năng chống chịu rét, chống đổ rất tốt; số rảnh vô hiệu thấp (chỉ từ 1, 2 dảnh/khóm); ít hạt lép (3.4 hạt/bông); trọng lượng hạt cao, không nhiễm bệnh đạo ôn, bạc lá…

Tuy nhiên, so với các giống khác thì giá giống cao hơn gần gấp đôi, yêu cầu kỹ thuật thâm canh tốt, thời gian ngâm ủ giống khá dài nên một số bà con nông dân không đáp ứng được yêu cầu dẫn đến năng suất sụt giảm. Ngược lại, do có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, nên chi phí cho thuốc BVTV giảm giúp cho nông dân giảm bớt được một phần chi phí đầu vào.

Vụ chiêm xuân năm nay, huyện Thanh Ba tiếp tục nhân rộng diện tích gieo cấy giống lúa J02, đặc biệt là ở 4 cánh đồng mẫu lớn thuộc các xã Lương Lỗ, Đỗ Xuyên, Đỗ Sơn, Đông Thành. Là người trực tiếp tham gia mô hình, gieo cấy lúa J02 từ vụ xuân năm 2013 đến nay, ông Phạm Văn Hạnh ở xã Lương Lỗ khẳng định: Cấy J02, lúa không bị chết rét và chống chịu sâu bệnh tốt nên bớt được chi phí đầu tư. Thêm vào đó, việc Công ty cổ phần Giống - Vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam cam kết bảo hiểm năng suất cho nông dân khiến chúng tôi yên tâm sản xuất.

Từ vài ha mô hình ban đầu, đến vụ xuân năm nay, diện tích gieo cấy J02 của Thanh Ba đã đạt gần 700ha/3.386ha diện tích gieo cấy. Lúa J02 được bà con nông dân đón nhận không chỉ ở những vùng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp mà ở các xã không thuận tiện như Quảng Nạp, Đông Lĩnh cũng gieo cấy được một số diện tích để làm tiền đề phát triển về sau.

Ông Lê Xuân Dung, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông và ông Nguyễn Bá Tân, Trạm trưởng Trạm BVTV huyện đều cho rằng: “Thời gian mới đưa vào gieo cấy mô hình, một số bà con nông dân không mấy tin tưởng do thấy bông lúa ngắn, số dảnh ít hơn so với những giống đang gieo cấy nhưng chúng tôi phân tích cho bà con thấy bông lúa dù ngắn nhưng hạt xếp dày, chắc, tỷ lệ lép thấp, trọng lượng hạt gạo cao; số dảnh ít nhưng gần như không có dảnh vô hiệu nên tập trung được dinh dưỡng cho lúa phát triển; khả năng chống chịu sâu bệnh tốt giảm được các chi phí liên quan đến thuốc BVTV…

Qua 1,2 vụ bà con đã nhận thấy được ưu điểm của giống này nên ngày càng nhiều hộ đề nghị mua giống này để gieo cấy. Vụ xuân năm nay, kế hoạch của huyện chỉ đề ra gieo cấy khoảng 400 đến 450ha J02 nhưng thực tế đã đạt được xấp xỉ 700ha. Tuy nhiên chúng tôi cũng lưu ý bà con đây là giống lúa thích hợp nhất với vụ xuân bởi vào vụ mùa J02 dễ rụng hạt; chỉ nên gieo cấy trà mùa trung do thời gian sinh trưởng ngắn...”

Hiệu quả kinh tế của giống lúa J02 trên địa bàn huyện Thanh Ba đã được khẳng định, cao hơn so với các giống lúa đang được gieo cấy đại trà. Trong các vụ xuân tới, Thanh Ba tiếp tục mở rộng diện tích gieo cấy J02 ở những diện tích thích hợp, giúp người dân tăng thêm thu nhập.

Đặc biệt, tại một hội  nghị đầu bờ tổng kết mô hình lúa J02 và xây dựng cánh đồng mẫu lớn mới đây ở xã Lương Lỗ, đại diện của  Công ty cổ phần Giống - Vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam cam kết thu mua mỗi vụ từ 700 tấn lúa với giá từ 10.500 đồng/kg trở lên để cung cấp gạo cho các siêu thị, đây là tiền đề để Thanh Ba có thể ổn định và sản xuất J02 một cách lâu dài. Bên cạnh đó, huyện cũng đã và đang đẩy mạnh quá trình xây dựng hệ thống giao thông, kiên cố hóa kênh mương nội đồng giúp cho sản xuất nông nghiệp thuận lợi hơn, đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới của toàn huyện.


Có thể bạn quan tâm

Lão Nông Sang Nhật “Săn” Giống Đậu Bắp Lão Nông Sang Nhật “Săn” Giống Đậu Bắp

Mong muốn tìm ra được loại giống đậu bắp thuần chủng đạt chuẩn, kháng sâu bệnh, năng suất cao, đáp ứng được thị trường xuất khẩu, lão nông Lê Văn Trung (xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, Vĩnh Long) đã sang Nhật và “săn” được giống tốt.

15/06/2013
Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng-Vật Nuôi, Theo Hướng Phát Triển Bền Vững Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng-Vật Nuôi, Theo Hướng Phát Triển Bền Vững

Huyện Thuận Bắc có 6 xã với dân số gần 39.000 người, trong đó dân tộc Raglai và dân tộc Chăm chiếm đến 70%. Tuy là địa phương có diện tích đất tự nhiên tương đối rộng, với gần 320 km2, nhưng phần lớn là đồi núi, đất dốc và sỏi đá, tiềm năng để tạo động lực phát triển còn hạn chế, đời sống đồng bào miền núi còn nhiều khó khăn.

15/06/2013
Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thep Phương Pháp Sinh Học Đạt Hiệu Quả Cao Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thep Phương Pháp Sinh Học Đạt Hiệu Quả Cao

Về thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, hỏi những người nuôi tôm ai cũng biết anh Phạm Sơn, người nuôi tôm thẻ đạt hiệu quả nhất của xã Cẩm Thanh nói riêng và thành phố nói chung trong hai năm qua. Một trong những bí quyết thành công của anh là nuôi tôm thẻ theo phương pháp sinh học, hoàn toàn không sử dụng các loại hóa chất trong quá trình nuôi, một hướng nuôi tôm bền vững đang được ngành nông nghiệp khuyến cáo.

15/06/2013
Thoát Nghèo Từ Mô Hình Trang Trại Thoát Nghèo Từ Mô Hình Trang Trại

Những năm gần đây, ở xã miền núi huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định không ít nông dân tận dụng tốt tiềm năng đất đai để đầu tư sản xuất và đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Trong đó có chị Huỳnh Thị Sương ở thôn Định An, thị trấn Vân Canh.

15/06/2013
Nuôi Cá Bống Tượng Xóa Nghèo Nuôi Cá Bống Tượng Xóa Nghèo

Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong những năm gần đây ở xã Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều gia đình khá lên nhờ mô hình nuôi cá bống tượng trong lồng bè. Trong số đó phải kể đến anh Lương Ngọc Hải - một trong số những người đầu tiên nuôi cá bống tượng.

15/06/2013