Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Lồng Lãi Cao

Cá Lồng Lãi Cao
Ngày đăng: 22/08/2014

Với giá cá từ đầu tháng 8 đến nay tăng cao, khoảng 42.000 đ/kg cá diêu hồng, 120.000 đ/kg cá lăng, anh Sơn nhẩm tính sẽ thu về vài trăm triệu đồng tiền lãi.

Vài năm trở lại đây nhiều hộ dân trên địa bàn TX Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã tranh thủ tận dụng diện tích mặt nước trên hồ thủy điện Đăk R’Tích để phát triển nghề nuôi cá lồng. Hiện giá cá diêu hồng và cá lăng nuôi chủ lực tại đây đang ở mức cao…

Hộ anh Phạm Văn Sơn, ngụ phường Nghĩa Phú, thị xã Gia Nghĩa (Đăk Nông) đã có gần 5 năm theo nghề nuôi cá lồng. Đến thời điểm hiện tại anh đã có 2 bè cá với gần 40 lồng cá quy mô lên đến 2.000 m2, mỗi năm thu hoạch gần trăm tấn cá thương phẩm.

Với giá cá từ đầu tháng 8 đến nay tăng cao, khoảng 42.000 đ/kg cá diêu hồng, 120.000 đ/kg cá lăng, anh Sơn nhẩm tính sẽ thu về vài trăm triệu đồng tiền lãi. Vừa cho cá ăn, anh Sơn vừa chia sẻ: “Mấy năm về trước khi hồ thủy điện Đăk R’Tích ngăn dòng tích nước, nhìn mặt hồ rộng lớn mênh mông tôi đã nghĩ ngay sẽ đầu tư nuôi cá trên diện tích này”.

Năm 2009, anh Sơn mạnh dạn chuyển đổi trang trại đang nuôi heo siêu nạc của mình, tập trung nguồn vốn để chuyển sang đầu tư làm lồng bè nuôi cá. Anh vay thêm 200 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội để mua gần 1 tấn cá giống diêu hồng về nuôi thử.

Sau mẻ cá nuôi và chăm sóc đầu tiên kéo dài từ 6 -7 tháng, anh Sơn nhận thấy cá trong lồng thích nghi tốt với điều kiện môi trường nước trong lòng hồ thủy điện, cá sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng bình quân mỗi con đạt từ 1,2- 1,5kg.

Thấy việc nuôi cá trong lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nên anh Sơn mạnh dạn đầu tư thêm vốn, mở rộng diện tích và thuê mướn nhân công đẩy mạnh việc nuôi cá diêu hồng trong lồng bè. Dần dần bà con ở đây cũng học theo mô hình này để tận dụng mặt nước nuôi cá.

Hiện tại đã có trên 30 hộ dân tham gia nuôi cá lồng, bao bọc xung quanh hồ thủy điện Đăk R’Tích. Nhiều hộ khẳng định, với giá cá ổn định ở mức cao như hiện nay thì hầu như vụ nào cũng có lãi.

Cách bè nuôi cá của anh Sơn không xa, hộ anh Phùng Tân Thanh cũng đang thả nuôi hơn 50 tấn cá theo hình thức nuôi trong lồng bè. Năm 2010, thấy các hộ dân quanh khu vực hồ thủy điện nuôi cá có hiệu quả cao nên gia đình anh Thanh cũng quyết định đóng lồng nuôi cá.

Anh Thanh kể: “Thời gian đầu do chưa có vốn nên tôi chỉ nuôi được 2 lồng bè với quy mô 100 m2, sau một thời gian vừa nuôi vừa đầu tư thêm vốn để mở rộng, đến nay diện tích lồng bè của tôi đã lên hơn 500 m2. Với quy mô 50 m2 một lồng, mỗi lồng nuôi 4 tấn cá, một năm hai vụ thì với 10 lồng cá, nhà tôi cung cấp cho thị trường tỉnh Đăk Nông gần trăm tấn cá sạch”.

Ngoài diện tích nuôi cá diêu hồng trên, hiện nay gia đình anh đang tiến hành nuôi thêm 2 lồng cá lăng và một lồng cá trê để tận dụng nguồn thức ăn dư thừa.

Theo anh Thanh việc tìm đầu ra cho con cá diêu hồng cũng không phải là điều khó khăn, bởi lượng cá hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng hết cho nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh. Các cơ sở nuôi cá đa phần đều có giao kèo, kí kết với các thương lái bao tiêu sản phẩm, ổn định đầu ra với giá cả luôn duy trì ở mức ổn định.

Ông Nguyễn Văn Luyến - Phó Chủ tịch Hội Nông dân TX Gia Nghĩa cho biết: “Toàn thị xã có 130 ha diện tích mặt nước, trong đó diện tích nuôi trồng thủy sản là 62 ha. Để khuyến khích người dân tận dụng diện tích mặt nước tự nhiên, đầu tư nuôi trồng thủy sản nước ngọt, Hội Nông dân TX sẽ tạo điều kiện tối đa để người dân được vay vốn đầu tư, tiếp cận kĩ thuật phát triển nuôi thủy sản nước ngọt, vươn lên xóa đói giảm nghèo".


Có thể bạn quan tâm

Duyên Hải (Trà Vinh) Trồng Cây Hành Tím Vụ Nghịch Lợi Nhuận Hơn 70 Triệu Đồng/ha Duyên Hải (Trà Vinh) Trồng Cây Hành Tím Vụ Nghịch Lợi Nhuận Hơn 70 Triệu Đồng/ha

Vào trung tuần tháng 11/2014, anh Lê Văn Điền, ấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hòa (Trà Vinh) thu hoạch 3 công cây hành tím, năng suất chưa đầy 1 tấn/công (một công là 1.000 m2), với giá bán 11.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí anh Điền thu về lợi nhuận hơn 16 triệu đồng.

05/12/2014
Giá Dừa Giảm Nhẹ Giá Dừa Giảm Nhẹ

Theo đó, hiện thương lái mua tại vườn, dừa xiêm 30.000 đ/chục, dừa ta (khô) 70.000 đ/chục. Trong khi đó, nếu nông dân tự hái đem đến vựa hoặc bỏ mối cho quán nước giải khát thì giá cao hơn: dừa xiêm 50.000 đ/chục, dừa khô 100.000 đ/chục. Theo cô Nga, với 150 gốc dừa xiêm và dừa ta hiện cho thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/tháng.

19/07/2014
Mô Hình Hợp Tác Xã Giúp Bà Con Yên Tâm Nuôi Cá Mô Hình Hợp Tác Xã Giúp Bà Con Yên Tâm Nuôi Cá

Với hiệu quả kinh tế mang lại, trong những năm gần đây mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong ao đất phát triển mạnh, được nông dân Khu phố 2, Phường Vĩnh Lợi, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, hưởng ứng nuôi rất nhiều, trong số đó có hộ bà Phạm Thị Ém (số nhà 196 - đường Nguyễn Biểu) - một xã viên Hợp tác xã nuôi cá Thắng Lợi là một điển hình.

19/07/2014
Trồng Cà Chua Lai F1 Mongal, Thiệt Hại Hàng Tỷ Đồng Trồng Cà Chua Lai F1 Mongal, Thiệt Hại Hàng Tỷ Đồng

Trong vụ hè thu vừa qua, nông dân ở một số tỉnh, thành phố: Hải Dương, Hải Phòng và Ninh Bình trồng giống cà chua lai F1 Mongal do Công ty TNHH sản xuất và thương mại Xanh cung cấp, nhưng không đậu quả. Người dân đã phản ánh đến các cơ quan chức năng và kiến nghị doanh nghiệp đền bù thiệt hại, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được một khoản tiền đền bù nào.

05/12/2014
Nông Dân Đổ Xô Trồng Sưa Đỏ Nông Dân Đổ Xô Trồng Sưa Đỏ

Từ khi cao su xuống giá, nhiều nông dân đã tìm cây trồng thay thế. Nhiều hộ bắt đầu trồng những cây có hướng kinh tế cao hơn, trong đó nổi lên là cây sưa đỏ. Những lời đồn thổi về giá trị của cây sưa đỏ trưởng thành đã khiến không ít nông dân ồ ạt chạy theo.

19/07/2014