Quế Sơn Nhiều Mô Hình Kinh Tế Nông Nghiệp Cho Thu Nhập 150 - 200 Triệu Đồng/năm

Sáng qua 21.8, UBND huyện Quế Sơn tổ chức hội nghị tuyên dương điển hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi lần thứ IV năm 2012 - 2014.
Giai đoạn 2012 - 2014, cùng với sự tự vươn lên của hội viên, Hội Nông dân huyện Quế Sơn đã phối hợp tổ chức 172 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho 15.280 lượt hội viên; phối hợp mở 24 lớp dạy nghề nông nghiệp, thú y, sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
Nhờ đó, nhiều hộ nông dân mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng để sản xuất kinh doanh và đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập mỗi năm từ 150 - 200 triệu đồng.
Tiêu biểu như mô hình trồng tiêu kết hợp với chăn nuôi của ông Lê Chi (xã Quế Phong). Mô hình nuôi chim trĩ của ông Ngô Văn Khải (Quế Thuận); sản xuất nấm rơm kết hợp trồng trọt, chăn nuôi của ông Bùi Đình Quang Lâm (Quế Hiệp); trang trại ươm cây giống kết hợp làm dịch vụ vận tải của ông Nguyễn Ngọc Vui (Quế An); trang trại chăn nuôi heo siêu nạc của các hộ Lê Văn Đông, Nguyễn Duy Phương, Trần Ngọc Biên, Võ Thị Xuân, Trần Thanh Vân (xã Phú Thọ)…
Sau 2 năm phát động phong trào thi đua, toàn huyện có 10.833 hộ đăng ký và qua bình xét có 5.994 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Dịp này, UBND huyện Quế Sơn tuyên dương khen thưởng 14 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, huyện Tánh Linh đã xây dựng vùng chuyên sản xuất lúa chất lượng cao 3.170 ha, đạt 105,7% kế hoạch, với năng suất bình quân vụ đông xuân đạt 75 tạ/ha, tăng 10 tạ/ha so với năng suất lúa ngoài vùng quy hoạch, trong đó có 4 xã thực hiện vượt kế hoạch là Đức Phú, Đức Tân, Gia An, Đức Bình.

Cao su, mặt hàng từng được mệnh danh là “vàng trắng” vì giá trị kinh tế to lớn mang lại thì nay lại đang khiến người trồng lẫn DN XK “sống dở chết dở” khi liên tục trượt giá, ế hàng.

Những ngày gần đây, nông dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đang như “ngồi trên đống lửa”, bởi hàng ngàn hécta trồng ổi của địa phương đang rơi vào tình cảnh rớt giá thê thảm.

Lô vải quả tươi đầu tiên từ Việt Nam đã được đưa đến Canada tối 10/6 bằng đường hàng không.

Chỉ trong vòng 10 năm, Hà Tĩnh đã phát triển tương đối hoàn chỉnh ngành chăn nuôi lợn siêu nạc (LSN) có quy mô lớn nhất miền trung. Đây được xem là chuỗi phát triển đồng bộ và khép kín từ khâu sản xuất con giống, đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm và thức ăn chăn nuôi (TĂCN).