Nuôi Cá Lăng Ở Đồng Nai Thu Lãi Cả Tỉ Đồng

Những ngày qua, hàng trăm hộ nuôi cá tại TP Biên Hòa (Đồng Nai) phấn khởi khi cá lăng đang vào mùa thu hoạch được giá cao.
Các thương lái đến tận các làng cá thuộc phường Tân Mai, Tam Hiệp, Thống Nhất… để thu mua với giá 70.000-120.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng so với năm ngoái. Nhìn chung, đợt cá lăng lần này phát triển tốt và đạt năng suất cao, bình quân mỗi bè lãi từ 500 triệu đến vài tỉ đồng.
Anh Lê Văn Liên, ngụ phường Tân Mai, cho biết: “Sau một năm chăm sóc, tôi vừa mới thu được 10 tấn cá lăng trừ mọi phí lãi gần 1 tỉ đồng. Ngoài tôi, còn có hộ của ông Lê Tâm ở phường Tam Hiệp lời đến 5 tỉ đồng”.
Theo anh Lên, để nuôi cá lăng không cần phải bỏ nhiều công chăm sóc, mỗi ngày chỉ cho cá ăn 2 buổi gồm sáng và chiều và để cá phát triển tự nhiên.
Hiện tại, giống cá lăng đang được rất nhiều nhà hàng, quán ăn tại TP HCM, Đà Nẵng và các tỉnh khu vực miền Bắc ưa chuộng. Một số thương lái thu mua cho biết đợt cá thu mua lần này được vận chuyển đến TP HCM và Bình Dương để tiêu thụ nhưng vẫn không đủ để cung ứng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, năm ngoái hàng chục hộ nuôi cá bé phải điêu đứng vì cá chết hàng loạt vì nguồn nước bị ô nhiễm. Đợt trúng đậm cá lăng lần này sẽ giúp các hộ có tiền trả nợ, tiếp tục bám nghề nuôi cá truyền thống trên sông Đồng Nai.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, Đại Lộc lập kế hoạch, tập trung nhiều giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm để hướng đến phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Cả huyện Đại Lộc có 5 hồ chứa và 9 đập dâng nhỏ cấp nước tưới cho 453,2ha lúa. Hiện tại, các công trình hồ chứa cơ bản vẫn đủ nước cho mùa vụ, riêng một số hồ đập như Chấn Sơn (Đại Hưng) và Cây Xoay (Đại Hồng) không đủ khả năng giải quyết nước tưới đến cuối vụ.

Gần đây, trên thị trường đã xuất hiện một số sản phẩm thực phẩm mới được ghi là “hữu cơ” như lợn hữu cơ, gà hữu cơ, cá hữu cơ… Vậy những loại sản phẩm này có thực sự “hữu cơ” như giới thiệu, quảng cáo?

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang tại cuộc họp với lãnh đạo ngành nông nghiệp và chính quyền một số địa phương để triển khai các biện pháp phòng chống hạn, xâm nhập mặn, diễn ra sáng qua 18.3.

Điển hình như Hà Nội có trên 7.000ha với 171 mô hình; Nam Định 6.339ha với 147 mô hình; Hà Giang 3.513ha với 261 mô hình...