Đạ Huoai (Lâm Đồng) Nuôi Thử Nghiệm Cá Chạch Bùn Thương Phẩm

Từ nguồn vốn khoa học công nghệ huyện năm 2014, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề tài “Thử nghiệm nuôi cá chạch bùn thương phẩm” tại 2 hộ dân ở tổ dân phố 2 và tổ dân phố 10, thị trấn Mađaguôi.
Qui mô đề tài là 400m2 với số lượng cá chạch giống thả nuôi là 18.000 con, Trung tâm Nông nghiệp hỗ trợ 100% chi phí về thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật nuôi và 85% chi phí mua con giống, phần còn lại nông dân đối ứng; tổng kinh phí hỗ trợ thực hiện đề tài từ ngân sách nhà nước là 82.800.000 đồng.
Sau khi triển khai thực hiện, nông dân tham gia mô hình đã được hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá chạch thương phẩm và một số đặc tính sinh học của cá chạch bùn, kỹ thuật phòng và trị bệnh cho cá chạch.
Theo tính toán, cá chạch bùn sau thời gian nuôi từ 4-5 tháng theo hướng thương phẩm, cá đạt trọng lượng từ 40-50g/con, với giá thị trường hiện tại trung bình khoảng 160.000 đ/kg, trừ chi phí đầu tư mỗi mô hình nông dân được lợi từ 10-12 triệu đồng/200m2 ao nuôi, cao hơn so với nuôi các loại cá khác tại địa phương.
Kết quả thực hiện đề tài thành công sẽ góp phần nhân rộng quy mô nuôi, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường và tiến tới hoàn thiện quy trình nuôi phù hợp với địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho nông dân được học tập, làm quen với cách nuôi thủy sản mới, thay đổi các tập quán chăn nuôi cũ kém hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Theo nông dân xã Khánh Hòa, trồng cà sau 70 ngày là cho thu hoạch, đầu tư khoảng 16 triệu/công. Nếu trồng giống cà chua ghép gốc thì khả năng kháng bệnh cao.

Hàng trăm lao động tại miền biển Sông Đốc cũng có thêm việc làm thời vụ nhờ phơi cá cơm thuê cho doanh nghiệp, mỗi ngày công từ 100-150 ngàn đồng/người.

Vùng cát hoang sơ ở Phong Điền (Thừa Thiên Huế) ngày nào nay trở thành vùng nuôi tôm sôi động. Ngư dân bao đời chỉ biết bủa lưới giăng câu, giờ biết thêm nghề nuôi tôm với khát vọng làm giàu chính đáng trên quê hương.

Hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi ở Yên Thế đã thành công với mô hình nuôi gà chọi thương phẩm. Vợ chồng anh Đào Văn Hải, chị Thân Thị Thùy ở thôn Tân Sỏi, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) là một hộ điển hình.

Ngày 18/12, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả mô hình chăn nuôi gà bán chăn thả tại xã Kim Bình và Bắc Sơn.