Giàu Lên Từ Chăn Nuôi Lợn Thịt

Thời gian gần đây, khu dân cư ở thôn Phong Lôi Đông (xã Đông Hợp, Đông Hưng, Thái Bình) có nhiều ngôi nhà cao tầng mới mọc lên. Chủ của những dinh cơ này đều là những người nông dân chân lấm, tay bùn nhưng dám nghĩ dám làm, vươn lên phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình chăn nuôi lợn thịt thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Nhiều năm trước, cuộc sống của bà con nơi đây vẫn còn rất khó khăn. Những người đàn ông trụ cột trong gia đình thường đi làm ăn xa mong có cơ hội đổi đời; vợ con của họ ở nhà quanh quẩn với mấy sào ruộng cũng chỉ đủ trang trải cơm ăn áo mặc nên kinh tế chẳng mấy khấm khá.
Nhưng cũng chính nhờ đi nhiều mà họ thấy được bà con địa phương khác phát triển kinh tế bằng mô hình chăn nuôi lợn thịt cho hiệu quả cao. Ấp ủ ước mơ làm giàu, trở về quê hương họ bắt đầu học hỏi, huy động vốn đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống về chăn nuôi.
Lấy công làm lãi, lấy ngắn nuôi dài, cứ thế trang trại, gia trại chăn nuôi của các hộ gia đình ngày càng phát triển và cho thu lãi. Giờ đây cuộc sống của những người nông dân trong thôn không chỉ no đủ mà còn có của ăn của để, có điều kiện kiến thiết nhà cửa, chăm lo cho con cái học hành.
Đến thăm gia đình anh Phạm Văn Dương và chị Đỗ Thị Nhài (hội viên Chi hội nông dân thôn Phong Lôi Đông) tôi có dịp ngắm ngôi nhà 3 tầng khang trang với đầy đủ tiện nghi. Đến giờ anh Dương vẫn không dám nghĩ có ngày mình lại gây dựng được cơ ngơi như thế. Anh kể: Trước đây cả gia đình sống trong căn nhà cấp 4, cuộc sống khó khăn.
Anh đi làm công nhân xây dựng nên thường xa nhà. Theo những công trình, anh được đi nhiều nơi và có cơ hội học hỏi các mô hình chăn nuôi lợn thịt hiệu quả. Năm 2004, anh quyết tâm về địa phương, đầu tư vốn (tự có và vay ngân hàng) 50 triệu đồng chăn nuôi lợn thịt theo hướng gia trại, đồng thời nấu rượu để tận dụng bã rượu làm nguồn thức ăn cho chăn nuôi.
Thời gian đầu vốn ít, anh chỉ nuôi từ 30 - 40 con, sau có lãi, anh tiếp tục mở rộng chuồng trại chăn nuôi với số lượng lớn hơn. Hiện nay, gia trại của anh thường xuyên nuôi khoảng 150 con, mỗi năm xuất ra thị trường 3 lứa với trên 20 tấn thịt lợn thương phẩm, trừ chi phí còn thu lãi hơn 100 triệu đồng.
Anh Dương chia sẻ: Để chủ động các khâu trong chăn nuôi và tránh thiệt hại, anh thường xuyên tham gia các lớp tập huấn kiến thức chăn nuôi - thú y do Hội Nông dân xã phối hợp tổ chức, đồng thời tham quan, học hỏi kiến thức từ nhiều trang trại khác.
Gia đình anh là hộ đầu tiên trong thôn phát triển kinh tế bằng mô hình chăn nuôi lợn thịt quy mô lớn. Thấy được hiệu quả, nhiều hộ nông dân khác học hỏi và làm theo, anh Dương không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ bà con cách phòng và chữa bệnh cho đàn gia súc.
Là Trưởng Ban thú y xã Đông Hợp, đầu năm 2013, anh Nguyễn Trọng Tuấn (thôn Phong Lôi Đông) mạnh dạn vay vốn xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn thịt với diện tích 2.500 m2.
Phát huy kiến thức về chăn nuôi, thú y, anh thường xuyên phun hóa chất vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng định kỳ, xây dựng phác đồ điều trị một số bệnh thường gặp cho đàn gia súc, chính vì vậy đàn lợn của gia đình anh luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.
Anh Tuấn cho biết: Tuy gia trại chỉ mới phát triển nhưng trừ các chi phí đã bắt đầu cho thu lãi. Hiện gia trại nuôi 130 con lợn thịt, với giá cả như hiện nay, chỉ một thời gian ngắn nữa tôi sẽ thu hồi được vốn đầu tư. Định hướng trong thời gian tới, anh Tuấn tiếp tục cải tạo khu chuyển đổi, đào ao kết hợp chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế theo mô hình VAC.
Cũng nuôi ước mơ làm giàu như anh Tuấn, năm 2012, gia đình anh Đỗ Đức Chuẩn và chị Phạm Thị Huế (hội viên Chi hội nông dân thôn Phong Lôi Đông) đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng gia trại rộng 1.500m2 chăn nuôi lợn thịt và lợn nái sinh sản. Hiện trong chuồng nuôi 45 con lợn thịt, 26 lợn nái sinh sản.
Thời gian qua, gia trại không chỉ tự cung cấp con giống trong chăn nuôi mà còn phục vụ nhu cầu về con giống cho bà con một số địa phương khác. Hiện tại anh Chuẩn đang chú trọng học hỏi kỹ thuật chăm sóc, vệ sinh chuồng trại để tránh những rủi ro.
Ông Nguyễn Xuân Nam, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông Hợp cho biết: Thôn Phong Lôi Đông có gần 10 hộ chăn nuôi lợn thịt. Nhìn chung, các trang trại, gia trại được đầu tư những thiết bị hiện đại, hệ thống xử lý chất thải bảo đảm vệ sinh môi trường. Tuy nhiên người nông dân vẫn còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là khó khăn về nguồn vốn đầu tư cho chăn nuôi, mong muốn hội nông dân các cấp đẩy mạnh hỗ trợ góp phần để chăn nuôi phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Ngay sau đó, mầm bệnh tiếp tục lây lan sang đàn bò của ông Nguyễn Tấn Xí trú cùng thôn. Ông Thống nói: “Tính đến thời điểm này, tại thôn Trung Phường của xã Duy Hải đã có 8 con bò bị nhiễm dịch lở mồm long móng.

“Cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) là hình thức sản xuất tập trung, phát huy mối liên kết “4 nhà”, tạo đầu ra ổn định với lợi nhuận cao cho nông dân (ND), giúp ND yên tâm sản xuất.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y Cà Mau, 6 tháng đầu năm nay tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp diễn biến phức tạp và lây lan trên diện rộng, chưa có chiều hướng suy giảm. Tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn tỉnh gần 7.500 ha, trong đó diện tích đang thả nuôi hơn 5.800 ha, còn lại đang phơi đầm và cải tạo.

Sau vấn đề nước tưới, việc bón phân cân đối, phù hợp cũng là yếu tố quan trọng nhằm bảo đảm năng suất, chất lượng và tính bền vững cho cây cà phê. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hiện nay là tình trạng nông dân bón phân nhiều hơn khuyến cáo, trong đó có việc lạm dụng phân vô cơ, theo đó đã gây ra nhiều hệ lụy…

Cũng như nhiều gia đình khác, trước đây gia đình anh Dương Tiến Vinh, ởthôn Xuân Hòa, xã Tân Quang (Bắc Quang) thuộc diện gia đình khó khăn, kinh tế dựa trên mặt hàng kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ. Sau khi được sự hỗ trợ vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT Chi nhánh huyện Bắc Quang để tăng gia sản xuất, kinh tế của gia đình anh Vinh chuyển biến rõ rệt.