Chanh tăng giá nông dân phấn khởi
Cái Bè vốn nổi tiếng với các loại cây ăn trái đặc sản như quýt, bưởi, cam sành, xoài cát Hòa Lộc... Trong quá trình chuyển đổi từ vườn tạp kém hiệu quả sang vườn chuyên canh cây ăn trái, người dân đã tận dụng những khoảng đất trống để trồng xen cây chanh, nhằm lấy ngắn nuôi dài khi cây chủ lực còn nhỏ.
Bình quân mỗi ha đất trồng chanh đạt năng suất 10 - 12 tấn/ha/năm, với giá như hiện nay bà con trồng chanh ở Cái Bè thu lợi nhuận khá. Đây là động lực giúp nhà vườn áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh, chăm sóc phù hợp, đặc biệt là tác động cho chanh ra trái nghịch mùa, nghịch vụ để đạt giá trị kinh tế cao.
Ngoài ra, để giúp ổn định đầu ra cho cây chanh với chất lượng tốt, tỉnh Tiền Giang đã thành lập hợp tác xã trồng chuyên canh chanh tại Tân Thanh. Đây là hướng đi đúng, tạo mối liên kết 4 nhà vững chắc cũng như mở đường cho việc trồng, tiêu thụ nông sản sạch theo hướng hội nhập.
Huyện Cái Bè có diện tích trồng chanh gần 1.000 ha, chủ yếu tập trung ở các xã: Tân Thanh, Thiện Trí, Hòa Khánh, Đông Hòa Hiệp, Mỹ Đức Tây, Mỹ Đức Đông và An Cư.
Có thể bạn quan tâm
Để tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, giảm tối đa diện tích nuôi tôm bị ảnh hưởng và nguy cơ làm bùng phát dịch bệnh và lây lan.
Ngày 16/10/2015, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Nghệ An tổ chức Hội thảo “Nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP”
Ông Nguyễn Hải Sơn, thôn Nội Hạc, xã Việt Lập, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã tận dụng mặt nước ao sẵn có của gia đình để nuôi ếch kết hợp với cá, mang lại thu nhập cao.
Sáng 20/10, Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Cà Mau phối hợp với Tổng cục Nuôi trồng thủy sản khai giảng lớp “Đào tạo giảng viên VietGAP trong nuôi trồng thủy sản”.
Ngoài diện tích mặt nước tiếp giáp đất liền, Khánh Hòa còn có 3 vịnh nổi tiếng là Vân Phong, Nha Trang và Cam Ranh nên rất thuận lợi trong việc nuôi trồng thủy sản.