Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giàu lên nhờ trồng chôm chôm VietGAP

Giàu lên nhờ trồng chôm chôm VietGAP
Ngày đăng: 17/04/2015

Trong suốt 4 năm qua kể từ khi được công nhận đạt tiêu chí chôm chôm VietGAP, bà con đã khai thác tiềm năng và lợi thế cây trồng này để giảm nghèo hiệu quả. Nhiều nông hộ giàu lên nhờ thu nhập cao từ cây chôm chôm mà điển hình là ông Võ Quang Trường, cư ngụ tại ấp Tân Luông B, xã Tân Phong.

Gia đình ông Trường trồng 7.000 m2 chôm chôm chuyên canh, giống chôm chôm Thái chất lượng trái tốt, phẩm chất ngon, được thị trường rất ưa chuộng. Vườn cây của ông nay đã được 10 năm tuổi, cho năng suất cao ổn định.

Vốn là thành viên Tổ hợp tác trồng chôm chôm VietGAP từ rất sớm, ông đã được chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng và những quy định nghiêm ngặt của quy trình VietGAP: ghi nhật ký sản xuất đầy đủ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón trong danh mục cho phép, có khu thu gom vỏ chai và rác trong quá trình sản xuất; bảo đảm thời gian cách ly phân, thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch...

Theo ông, thâm canh theo tiêu chí VietGAP rất khoa học, hiệu quả vừa bảo vệ sức khỏe, môi trường vừa truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Ông Trường cho biết, hàng năm, khi thu hoạch xong, vào khoảng tháng 6 âl ông tiến hành vệ sinh vườn, tỉa bỏ cành vô hiệu, bón phân, chăm sóc tích cực cho vụ thu hoạch mới.

Cụ thể, về bón phân có các đợt bón tập trung theo công thức phù hợp: Lần đầu sau khi tỉa cành, lần 2 khi đọt ra dài khoảng 1 tấc (10 cm), lần 3 khi đọt ra dài khoảng 2 tấc (20 cm). Về cách xử lý cho cây ra hoa theo ý muốn, ông Trường làm như sau: Khoảng tháng 10 âl bắt đầu xiết nước (khi cơi đọt 2 bắt đầu già).

Thời gian xiết nước từ 1,5 - 2 tháng tùy theo điều kiện thực tế, sau đó cho nước vào độ nửa mương vườn. Chừng 5 - 10 ngày sau mầm đọt nhú hoa. Hoa ra dài 5 - 7 phân thì tưới nước đều trên bông và dưới gốc.

Về chăm sóc bông (hoa), khi bông sắp nở thì bón phân theo công thức và xịt thuốc ngừa phấn trắng. Sau đó, tỉa và chăm sóc trái. Cụ thể cây nào đậu nhiều quá thì tỉa bỏ bớt 30% trái, chỉ giữ lại 70% để trái to, đẹp, dễ bán và bán được giá cao. Sau đó, tiếp tục bón phân nuôi trái, ít nhất 3 lần cho đến trước khi thu hoạch.

Ngoài ra, chú ý theo dõi phòng trừ sâu gây hại trái. Trong năm 2014, với 7.000 m2 đất trồng chôm chôm Thái theo tiêu chí VietGAP đã thu hoạch 11 tấn trái. Giá bán bình quân 20.000 đ/kg, ông thu được 220 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông còn lãi 180 triệu đồng.

Có thể nói, mô hình trồng chôm chôm VietGAP của ông Võ Quang Trường mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp - nông thôn miệt cù lao.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Khu Nuôi Bò Sữa Tập Trung Hiệu Quả Từ Khu Nuôi Bò Sữa Tập Trung

Với diện tích 26ha, khu nuôi bò sữa tập trung Vạn Dâu, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đến nay đã quy tụ được 16 hộ chăn nuôi quy mô gần 200 con bò, thuận lợi trong xử lý môi trường, tạo nguồn thức ăn nuôi bò và tiêu thụ sản phẩm.

11/06/2014
Hồ Tiêu Lộc Ninh Được Cấp Thương Hiệu Hồ Tiêu Lộc Ninh Được Cấp Thương Hiệu

Ngày 9-6-2014, ông Võ Đăng Khoa, Giám đốc trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch cho biết: Cục sở hữu trí tuệ vừa có quyết định (số 16420/QĐ-SHTT ngày 25-3-2014) về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hồ tiêu Lộc Ninh của tỉnh Bình Phước.

11/06/2014
Các Giống Cam Không Hạt “Made In Vietnam” Các Giống Cam Không Hạt “Made In Vietnam”

Thời gian qua, các nhà khoa học trong nước đã chọn tạo thành công ba giống cam không hạt và đã được Bộ NN&PTNT cho phép chuyển giao vào sản xuất, bao gồm: cam mật không hạt, cam sành không hạt và cam V2.

11/06/2014
Thanh Long Rớt Giá, Dân Vẫn “Đua” Trồng Mới Thanh Long Rớt Giá, Dân Vẫn “Đua” Trồng Mới

Bình Thuận là tỉnh có diện tích trồng thanh long lớn nhất cả nước, trái thanh long được xem là “chìa khóa” xóa đói giảm nghèo, “bí quyết” để nông dân làm giàu. Tuy nhiên, hiện nay “cơn sốt” sản xuất, phát triển ồ ạt diện tích trồng thanh long trở thành “điểm nóng” đáng quan ngại.

11/06/2014
Cà Phê Việt Nam Bội Thu Trong Vụ Mùa 2013-2014 Cà Phê Việt Nam Bội Thu Trong Vụ Mùa 2013-2014

Thị trường cà phê toàn cầu, gồm cả arabica and robusta, sẽ thiếu hụt khoảng 11,3 triệu bao trong giai đoạn 2014-2015 - mức cao nhất trong vòng một thập kỷ qua.

11/06/2014