Giá mủ rẻ, Thanh Hoá tạm dừng kế hoạch trồng mới cây cao su

Theo kế hoạch UBND tỉnh Thanh Hóa giao trồng cao su năm 2015 là 800 ha; trong đó cao su tiểu điền 500 ha, cao su đại điền 300 ha.
Tuy nhiên, đến nay Công ty TNHH một thành viên cao su Thanh Hóa và các hộ dân vẫn chưa trồng cao su theo kế hoạch.
Vườn cao su của một hộ dân trên địa bàn huyện Như Thanh bị kẻ gian chặt phá
Qua kiểm tra thực tế của Sở NN&PTNT cho thấy, diện tích trồng mới cao su năm 2015 đến nay chỉ được 1 ha tại huyện Thọ Xuân.
Nguyên nhân người dân không trồng mới cây cao su là do giá mủ trên thị trường thế giới và trong nước ở mức rất thấp;
Hiện nay chỉ được 23.000 - 25.000 đồng/kg mủ quy khô; tiêu thụ sản phẩm mủ cao su rất khó khăn, người trồng cao su không có lãi.
Trong khi đó, việc trồng mới cao su cần nguồn vốn lớn, phải 7 - 10 năm mới cho thu hoạch mủ, nên người dân không còn mặn mà với cây cao su.
Trước tình hình trên, Sở NN&PTNT đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa tạm dừng kế hoạch trồng mới cao su năm 2015; tập trung chỉ đạo duy trì, chăm sóc diện tích cao su hiện có.
Theo ông Nguyễn Đức Quyền - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, chương trình phát triển cao su là chương trình quan trọng trong phát triển nông nghiệp của tỉnh.
UBND tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cao su giai đoạn 2011-2015, với mức hỗ trợ 9 triệu đồng/ha cao su trồng mới và chăm sóc hai năm đầu.
UBND tỉnh yêu cầu sở, ngành, huyện có liên quan rà soát, đánh giá cụ thể kết quả trồng cao su trên địa bàn, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/10.
Được biết, hiện nay tổng diện tích cao su của Thanh Hóa là gần 20.000 ha, trong đó tập trung ở các huyện: Như Xuân, Ngọc Lặc, Thạch Thành…
Toàn tỉnh hiện có hơn 6.400 ha cao su đang cho thu hoạch mủ, sản lượng đạt hơn 6.000 tấn/năm.
Có thể bạn quan tâm

Lượng muối tồn đọng ở Khánh Hòa lên tới 40.000 tấn muối do giá muối giảm mạnh chỉ còn 400-600 đồng/kg, giảm 50% so với năm ngoái.

Tay không ngừng rút từng chiếc vỏ trai (vỏ con trai) hứng nhựa vét sơn vào chiếc chậu hay thùng nhỏ, bác Mai Thanh Trọng ở thôn Me Thượng, xã Vô Điếm (Bắc Quang) tâm sự: “Gia đình chỉ có mấy sào ruộng và rừng tạp, đời sống khó khăn, lại sống trong địa bàn xã vùng sâu, giao thông cách trở. Nhân có lần đi thăm con gái lấy chồng ở Phú Thọ, nhận thấy cây sơn có thể trồng ở quê mình, nên tôi đã mua giống về trồng thử. Đến nay sau 2 năm trồng đã thấy được hiệu quả, nhựa sơn bán cũng cho thu nhập khá”.

Từ một hộ nghèo, vươn lên thoát nghèo. Từ nguồn vốn vay Ngân hàng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế vườn, trở thành cách làm hiệu quả được chính quyền sở tại ghi nhận và có chủ trương nhân rộng. Đó là câu chuyện của nông dân Đỗ Văn Hiển, điển hình làm kinh tế giỏi của thôn Vĩnh Ban, xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang).

Kích thước trái nhãn Phú Tây ở Sóc Trăng vào khoảng 4cm, cơm dày, hạt nhỏ và có mùi thơm đặc biệt.

Theo Sở KHCN Hải Dương, tới thời điểm này, Hội Nông dân thị xã Chí Linh đã được chọn là chủ đơn đăng ký cho nhãn hiệu tập thể “na Chí Linh". Sở cùng UBND và Hội Nông dân thị xã Chí Linh đang chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm na Chí Linh và phấn đấu hoàn thiện trong tháng 8 này.