Cá thòi lòi món ăn nhà nghèo ở Cà Mau bất ngờ tăng giá

Ông Trần Văn Sĩ, người dân xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cho biết trước kia bà con trong vùng chỉ bắt cá thòi lòi để làm thức ăn trong bữa cơm hàng ngày.
Đến nay, khi bắt được loài cá này bà con không dám ăn mà để lại bán lấy tiền mua gạo.
Cá thòi lòi giúp hàng trăm hộ dân vùng ven biển cải thiện cuộc sống.
Bắt cá thòi lòi rất đơn giản. Người dân dùng lưới bao, mồi để câu, nhưng chủ yếu là đèn soi. Ban đêm, cá thòi lòi bị ánh đèn chiếu vào sẽ nằm bất động, dễ dàng đánh bắt.
Ông Nguyễn Trường Giang, Bí thư Huyện ủy huyện Ngọc Hiển, cho biết loại cá này có trong môi trường tự nhiên nên không hạn chế săn bắt, chỉ khuyến cáo người dân khi săn bắt cá thòi lòi có ý thức bảo vệ rừng.
Cá thòi lòi đã trở thành một nghề để kiếm sống bởi giá trị kinh tế ngày càng cao của loại cá này.
Cá thòi lòi sống trên bãi biển, ven biển, dưới chân rừng ngập mặn.
Tỉnh Cà Mau có bờ biển dài 252km nên đây là môi trường lý tưởng cho loài cá này sinh sôi, phát triển.
Cá thòi lòi có nhiều nhất ở hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển (Đất Mũi) với sản lượng ước tính 5-7 tấn/năm.
Có thể bạn quan tâm

Sơn cho biết, những gì mình có được ngày hôm nay là kết quả của niềm đam mê, tâm huyết lẫn tri thức, sức lực. Sinh ra trong một gia đình thuần nông tại thôn Đông Gia (Đại Minh, Đại Lộc), Sơn cũng như bao thanh niên khác từng mơ ước được vào giảng đường để có thể đổi đời.

Từ đầu tháng 8 đến nay, nhiều đầm, bãi nuôi ngao giống và thương phẩm ở huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) xảy ra hiện tượng ngao chết hàng loạt. Theo các ngư dân, chưa có năm nào ngao chết nhiều như năm nay.

Tỉnh Phú Yên đang bị “đại hạn”, cỏ trồng ngoài đồng bị đốt cháy, nguồn thức ăn cho bò khan hiếm. Vì thế người chăn nuôi bỏ 800.000 đ mua sào rơm khô, thế nhưng để mua được rơm phải đặt tiền cọc.

Những tháng đầu năm 2014, giá tôm nguyên liệu trong nước tăng cao, có khả năng bù đắp được rủi ro của các vụ trước, nên đã kích thích người nuôi tôm ồ ạt xuống giống, gia tăng diện tích nuôi và thả nuôi với mật độ rất cao, có nơi tôm chân trắng được thả với mật độ trung bình cao hơn từ 60-70con/m2 so với thông thường.

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến - kết hợp ít thay nước và sử dụng vi sinh trong suốt quá trình nuôi được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải thực hiện thí điểm tại xã Định Thành. Sau 3 năm thực hiện đã thật sự đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.