Giàu lên nhờ trồng chôm chôm VietGAP

Trong suốt 4 năm qua kể từ khi được công nhận đạt tiêu chí chôm chôm VietGAP, bà con đã khai thác tiềm năng và lợi thế cây trồng này để giảm nghèo hiệu quả. Nhiều nông hộ giàu lên nhờ thu nhập cao từ cây chôm chôm mà điển hình là ông Võ Quang Trường, cư ngụ tại ấp Tân Luông B, xã Tân Phong.
Gia đình ông Trường trồng 7.000 m2 chôm chôm chuyên canh, giống chôm chôm Thái chất lượng trái tốt, phẩm chất ngon, được thị trường rất ưa chuộng. Vườn cây của ông nay đã được 10 năm tuổi, cho năng suất cao ổn định.
Vốn là thành viên Tổ hợp tác trồng chôm chôm VietGAP từ rất sớm, ông đã được chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng và những quy định nghiêm ngặt của quy trình VietGAP: ghi nhật ký sản xuất đầy đủ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón trong danh mục cho phép, có khu thu gom vỏ chai và rác trong quá trình sản xuất; bảo đảm thời gian cách ly phân, thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch...
Theo ông, thâm canh theo tiêu chí VietGAP rất khoa học, hiệu quả vừa bảo vệ sức khỏe, môi trường vừa truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Ông Trường cho biết, hàng năm, khi thu hoạch xong, vào khoảng tháng 6 âl ông tiến hành vệ sinh vườn, tỉa bỏ cành vô hiệu, bón phân, chăm sóc tích cực cho vụ thu hoạch mới.
Cụ thể, về bón phân có các đợt bón tập trung theo công thức phù hợp: Lần đầu sau khi tỉa cành, lần 2 khi đọt ra dài khoảng 1 tấc (10 cm), lần 3 khi đọt ra dài khoảng 2 tấc (20 cm). Về cách xử lý cho cây ra hoa theo ý muốn, ông Trường làm như sau: Khoảng tháng 10 âl bắt đầu xiết nước (khi cơi đọt 2 bắt đầu già).
Thời gian xiết nước từ 1,5 - 2 tháng tùy theo điều kiện thực tế, sau đó cho nước vào độ nửa mương vườn. Chừng 5 - 10 ngày sau mầm đọt nhú hoa. Hoa ra dài 5 - 7 phân thì tưới nước đều trên bông và dưới gốc.
Về chăm sóc bông (hoa), khi bông sắp nở thì bón phân theo công thức và xịt thuốc ngừa phấn trắng. Sau đó, tỉa và chăm sóc trái. Cụ thể cây nào đậu nhiều quá thì tỉa bỏ bớt 30% trái, chỉ giữ lại 70% để trái to, đẹp, dễ bán và bán được giá cao. Sau đó, tiếp tục bón phân nuôi trái, ít nhất 3 lần cho đến trước khi thu hoạch.
Ngoài ra, chú ý theo dõi phòng trừ sâu gây hại trái. Trong năm 2014, với 7.000 m2 đất trồng chôm chôm Thái theo tiêu chí VietGAP đã thu hoạch 11 tấn trái. Giá bán bình quân 20.000 đ/kg, ông thu được 220 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông còn lãi 180 triệu đồng.
Có thể nói, mô hình trồng chôm chôm VietGAP của ông Võ Quang Trường mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp - nông thôn miệt cù lao.
Related news

Năm nay, sản lượng vải thiều Lục Ngạn tuy tăng gần gấp đôi so với năm ngoái nhưng vải không bị bán đổ, bán tháo do ngoài thị trường Trung Quốc chỉ còn chiếm tỷ lệ khoảng 1/2 lượng xuất khẩu thì vải Lục Ngạn đã tìm được một số thị trường mới như Úc, Nhật, Hàn Quốc.

Những năm gần đây, cùng với việc ứng dụng các tiến bộ KHKT để nâng cao năng suất cây trồng thì ngành Nông nghiệp huyện Quang Bình đang hướng tới một nền sản xuất hàng hóa, gắn với nhu cầu thị trường tiêu thụ; trên cơ sở những điều kiện tự nhiên của địa phương, đồng thời đẩy mạnh việc đưa các loại giống cây trồng cho năng suất cao vào sản xuất.

Những ao tôm thẻ chân trắng mới thả nuôi hơn một tháng ở 3 xã bãi ngang là Kim Trung, Kim Đông, Kim Hải, thuộc huyện Kim Sơn (Ninh Bình) bỗng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.

Từng chiếc quẩy tấu nhuộm vàng những bắp ngô chắc hạt được người dân thôn Nà Sát, xã Thanh Thủy (Vị Xuyên) nối bước nhau theo đường mòn, gùi về sân phơi... Bên bãi ngô ven bờ sông Lô, nhiều cặp vợ chồng sôi nổi luận bàn về mùa ngô năng suất mà chưa bao giờ họ có được.

Sở NN-PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã cảnh báo về mối nguy hại tiềm ẩn cho môi trường nước, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng thủy hải sản cũng như sức khỏe con người từ việc sử dụng tấm lợp fibrociment để nuôi hàu. Tuy nhiên, việc nuôi hàu tự nhiên bằng loại vật liệu này vẫn đang được áp dụng phổ biến ở BR-VT.