Gian Nan Là Chuyện Kênh Mương Nội Đồng
Số kênh kiên cố còn thấp
Xây dựng thủy lợi nhỏ (kênh mương nội đồng) là một tiêu chí quan trọng trong bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đối với Bình Thuận, một tỉnh khô hạn thì đó là tiêu chí càng khó thực hiện hơn, bởi lẽ, số lượng kênh nội đồng cần kiên cố hóa rất lớn nhưng thực lực kinh phí đầu tư cho chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới còn hạn chế.
Theo ông Phạm Văn Tuyền (Chi cục Thủy lợi Bình Thuận) cho biết: “Trong toàn tỉnh Bình Thuận hiện có 210 công trình thủy lợi, gồm: hồ chứa, đập dâng, kênh nối mạng với tổng năng lực thiết kế tưới khoảng 60.480ha. Trong đó, dung tích các hồ chứa hơn 321 triệu m3 và dung tích ao bàu khoảng 20 triệu m3.
Ngân sách nhà nước chỉ đầu tư phần đầu mối kênh chính và kênh cấp 1, còn lại kênh mương nội đồng chậm được đầu tư do nông dân thiếu nguồn vốn.
Đến nay các địa phương mới đầu tư trên diện tích được tưới 36.000ha (đạt 60% năng lực thiết kế), với tổng chiều dài kênh 1.969km. Nhưng kênh được gia cố chỉ chiếm 8% (158km), còn lại là kênh đất (1.811km). Đặc biệt là 2 huyện Hàm Tân và Đức Linh hiện chưa có kênh nội đồng được kiên cố hóa.
Với tỷ lệ kênh nội đồng được kiên cố hóa như hiện nay cùng với hiện trạng nhiều tuyến kênh bị hư hỏng xuống cấp, lòng kênh bồi lắng giảm năng lực chuyển tải, lãng phí nguồn nước… chính là nguyên nhân dẫn đến việc phát huy hiệu quả tưới của các công trình thủy lợi còn thấp…”.
Nỗ lực hơn
Cuối tháng 12/2010 UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Theo đó, đến năm 2015 có 21 xã điểm và năm 2020 có 75 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Trong đó, tiêu chí quan trọng và cần thiết là thủy lợi nội đồng.
Để đạt được tiêu chí này, các địa phương phải bảo đảm 2 yêu cầu: tỷ lệ kilomet kênh kiên cố hóa đối với các tuyến kênh đất do xã quản lý phải đạt tối thiểu 70% chiều dài kênh kiên cố hóa theo quy hoạch từng xã; hệ thống thủy lợi do xã quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, phải bảo đảm phát huy trên 80% năng lực thiết kế...
Thực hiện kế hoạch này, thời gian qua nhiều địa phương đã nỗ lực vận động người dân đóng góp kinh phí để xây dựng kênh mương trên từng cánh đồng. Nổi bật là huyện Hàm Thuận Bắc.
Năm 2013, nhân dân xã Hàm Trí đã đóng góp 145 triệu đồng và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hỗ trợ 262 triệu đồng, 1.560 ngày công để kiên cố hóa 330m tuyến kênh Trại Lớn. Đầu năm 2014 người dân xã Thuận Minh tự nguyện đóng góp 50 triệu đồng để kiên cố hóa 200m đoạn kênh N11-5A tại khu Đá Bàn thôn Ku Kê.
Tại Bắc Bình đang triển khai thí điểm 8 khuôn tưới mẫu thuộc dự án tưới Phan Rí – Phan Thiết với chiều dài kênh nội đồng 22,25km, trong đó 11,280km kênh bê tông, bê tông hóa kênh Lễ Mai – Bà Tưng dài 2,2km qua các xã Phan Thanh, Chợ Lầu, Hải Ninh.
Thực tiễn cho thấy kiên cố hóa kênh nội đồng không dễ dàng, nhưng đa số người dân đồng tình nên có nhiều trường hợp hiến đất để tuyến kênh đi qua; chủ động góp vốn để nâng cấp sửa chữa tuyến kênh bị xuống cấp, xói lở... Song, do quy mô kênh nội đồng phải đầu tư còn quá lớn, vì vậy các địa phương cần xác định: cần huy động tốt sức dân bên cạnh sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm
Đến vùng đất cổ Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội ai cũng biết đến mô hình chăn nuôi gà Mía hiệu quả nhờ mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học của ông Nguyễn Quốc Quân (60 tuổi), người gắn liền với thương hiệu này nhiều năm nay.
Để giúp cho hộ trồng rừng có thêm thu nhập bên cạnh cây rừng, từ năm 1996, Chi Cục Kiểm Lâm đưa cây xoài Bưởi vào cơ cấu cây rừng. Riêng trên địa bàn xã An cư huyện Tịnh Biên, diện tích trồng Xoài xen Sao trong 3 năm, từ năm 1996 đến 1998, là 350ha. Với công thức kỹ thuật: Keo lá tràm 444 cây/ha + Sao 500 cây/ha + Xoài Bưởi 200 cây/ha. Sau bao năm vất vả, đến hôm nay, các hộ dân trồng rừng khu vực xã An Cư phấn khởi vì được mùa xoài.
Thời gian qua, tình hình đánh bắt thủy sản ngày càng tăng nên nhiều loại thủy sản trở nên cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loại cá tra bần (hay còn gọi là cá tra nghệ). Để tái tạo lại nguồn lợi thủy sản của loại cá này, đồng thời tạo nguồn cho việc di cư sinh sản trong thiên nhiên, ngày 18-8, Chi cục Thủy sản tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ và Công ty TNHH 1 thành viên Minh Chánh - Phú Tân
Triển vọng về giống khoai tây nguyên chủng được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và gieo trồng theo phương pháp khí canh đang mở ra hướng sản xuất khoai tây thương phẩm giá trị kinh tế cao, đồng thời hứa hẹn phát triển một nền sản xuất nông nghiệp sạch ở Thái Bình.
Anh Lê Minh Trung, 28 tuổi, ở ấp Long An B, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là người đầu tiên trong huyện áp dụng thành công mô hình nuôi cá thát lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao bằng thức ăn công nghiệp.