Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gian Nan Là Chuyện Kênh Mương Nội Đồng

Gian Nan Là Chuyện Kênh Mương Nội Đồng
Publish date: Friday. July 18th, 2014

Số kênh kiên cố còn thấp

Xây dựng thủy lợi nhỏ (kênh mương nội đồng) là một tiêu chí quan trọng trong bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đối với  Bình Thuận, một tỉnh khô hạn thì đó là tiêu chí càng khó thực hiện hơn, bởi lẽ, số lượng kênh nội đồng cần kiên cố hóa rất lớn nhưng thực lực kinh phí đầu tư cho chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới còn hạn chế.

Theo ông Phạm Văn Tuyền (Chi cục Thủy lợi Bình Thuận) cho biết: “Trong toàn tỉnh Bình Thuận hiện có 210 công trình thủy lợi, gồm: hồ chứa, đập dâng, kênh nối mạng với tổng năng lực thiết kế tưới khoảng 60.480ha. Trong đó, dung tích các hồ chứa hơn 321 triệu m3 và dung tích ao bàu khoảng 20 triệu m3.

Ngân sách nhà nước chỉ đầu tư phần đầu mối  kênh chính và kênh cấp 1, còn lại  kênh mương nội đồng chậm được đầu tư do nông dân thiếu nguồn vốn.

Đến nay các địa phương mới đầu tư trên diện tích được tưới 36.000ha (đạt 60% năng lực thiết kế), với tổng chiều dài kênh 1.969km. Nhưng kênh được gia cố chỉ chiếm 8% (158km), còn lại là kênh đất (1.811km). Đặc biệt là 2 huyện Hàm Tân và Đức Linh hiện chưa có kênh nội đồng được kiên cố hóa.

Với tỷ lệ kênh nội đồng được kiên cố hóa như  hiện nay cùng với hiện trạng nhiều tuyến kênh bị hư hỏng xuống cấp, lòng kênh bồi lắng giảm năng lực chuyển tải, lãng phí nguồn nước… chính là nguyên nhân dẫn đến việc phát huy hiệu quả tưới của các công trình thủy lợi còn thấp…”.

Nỗ lực hơn 

Cuối tháng 12/2010 UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Theo đó, đến năm 2015 có 21 xã điểm và năm 2020 có 75 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Trong đó, tiêu chí quan trọng và cần thiết là thủy lợi nội đồng.

Để đạt được tiêu chí này, các địa phương phải bảo đảm 2 yêu cầu: tỷ lệ kilomet kênh kiên cố hóa đối với các tuyến kênh đất do xã quản lý phải đạt tối thiểu 70% chiều dài kênh kiên cố hóa theo quy hoạch từng xã; hệ thống thủy lợi do xã quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, phải bảo đảm phát huy trên 80% năng lực thiết kế...

Thực hiện kế hoạch này, thời gian qua nhiều địa phương đã nỗ lực vận động người dân đóng góp kinh phí để xây dựng kênh mương  trên từng cánh đồng. Nổi bật là huyện Hàm Thuận Bắc.

Năm 2013, nhân dân xã Hàm Trí  đã đóng góp 145 triệu đồng và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hỗ trợ 262 triệu đồng, 1.560 ngày công để kiên cố hóa 330m tuyến kênh Trại Lớn. Đầu năm 2014 người dân xã Thuận Minh tự nguyện đóng góp 50 triệu đồng để kiên cố hóa 200m đoạn kênh N11-5A tại khu Đá Bàn thôn Ku Kê.

Tại Bắc Bình đang triển khai thí điểm 8 khuôn tưới mẫu thuộc dự án tưới Phan Rí – Phan Thiết với chiều dài kênh nội đồng 22,25km, trong đó 11,280km kênh bê tông, bê tông hóa kênh Lễ Mai – Bà Tưng dài 2,2km qua các xã Phan Thanh, Chợ Lầu, Hải Ninh.

Thực tiễn cho thấy kiên cố hóa kênh nội đồng không dễ dàng, nhưng đa số người dân đồng tình nên có nhiều trường hợp hiến đất để tuyến kênh đi qua; chủ động góp vốn để nâng cấp sửa chữa tuyến kênh bị xuống cấp, xói lở... Song, do quy mô kênh nội đồng phải đầu tư còn quá lớn, vì vậy các địa phương cần xác định: cần huy động tốt sức dân bên cạnh sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.


Related news

Nông Dân Ninh Phước Được Giá Nho Tết Nông Dân Ninh Phước Được Giá Nho Tết

Tại Phước Thuận, xã trồng nho nhiều nhất huyện với tổng diện tích 163 ha, người trồng nho Tết nơi đây cũng đang háo hức mong chờ ngày thu hoạch. Anh Nguyễn Đức Thuận, ở thôn Hiệp Hoà trồng 1,5 sào nho xanh, dự kiến nửa tháng nữa sẽ thu hoạch để bán đúng vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi.

Monday. February 2nd, 2015
Năng Suất Tôm Tăng Gần Gấp Đôi Nhờ Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Năng Suất Tôm Tăng Gần Gấp Đôi Nhờ Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học

Tại huyện Năm Căn, Cái Nước và Phú Tân, năng suất tôm nuôi đạt hơn 400 kg/ha/vụ nuôi. Tại huyện Trần Văn Thời, U Minh, TP Cà Mau, năng suất đạt hơn 350 kg/ha/vụ nuôi. Tại huyện Thới Bình và Ðầm Dơi đang thả nuôi, chưa có kết quả cụ thể, tôm nuôi đang phát triển tốt.

Monday. February 2nd, 2015
Giá Cá Tra Tăng, Người Nuôi Lãi Khoảng 2.000 Đồng/kg Giá Cá Tra Tăng, Người Nuôi Lãi Khoảng 2.000 Đồng/kg

Trong tháng do giá cá tra nguyên liệu tiếp tục tăng nên người nuôi rất phấn khởi. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, giá thành sản xuất cá tra dao động từ 22.000 - 23.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí, người nuôi có lãi từ 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Monday. February 2nd, 2015
Thả Rùa Biển Nặng Gần 5 Kg Về Biển Quy Nhơn (Bình Định) Thả Rùa Biển Nặng Gần 5 Kg Về Biển Quy Nhơn (Bình Định)

Chiều tối 31.1, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (thuộc Sở NN&PTNT) đã thả con rùa biển dài 50cm, ngang 30cm và cân nặng khoảng 5kg, do hai bà Nguyễn Thị Điền (55 tuổi) và Phan Thị Lâm (52 tuổi, cùng ở phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; hành nghề thu mua hải sản tại Cảng cá Quy Nhơn) bàn giao về vùng biển Quy Nhơn.

Monday. February 2nd, 2015
Phòng Trị Bệnh Tiên Mao Trùng Cho Đàn Trâu Phòng Trị Bệnh Tiên Mao Trùng Cho Đàn Trâu

Bệnh tiên mao trùng khiến trâu bị thiếu máu, suy nhược, giảm sức sản xuất, giảm hoặc mất khả năng sinh sản, mắc bệnh nặng rất dễ chết. Việc nghiên cứu cách phòng trị bệnh tiên mao trùng cho đàn trâu là một giải pháp khả quan giúp người nông dân biết cách phòng và chữa bệnh cho đàn trâu.

Monday. February 2nd, 2015