Cà Chua Trái Vụ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Trong khi ở nhiều nơi, cây vụ đông mới bắt đầu lên xanh thì ở huyện Nam Sách (Hải Dương), những ruộng cà chua đã cho những trái quả đỏ, xanh.
Với giá bán hiện nay từ 12-15 nghìn đồng/kg, nông dân Nam Sách thu lãi hơn 15 triệu đồng/sào cà chua trái vụ
Không chỉ trồng cà chua chính vụ (vụ đông) mà nhiều hộ nông dân huyện Nam Sách đã trồng cà chua trái vụ (hè thu, xuân hè) cho giá trị kinh tế cao.
Đang thu hái những quả cà chua đỏ mọng, chị Nguyễn Thị Sự ở thôn Đông Thôn, xã Quốc Tuấn (Nam Sách) vui mừng chia sẻ: “Năm trước gia đình tôi chỉ trồng 1 sào cà chua, cho thu hoạch được 10 triệu đồng/sào. Nhận thấy cà chua cho hiệu quả cao hơn so với trồng rau màu, năm nay gia đình tôi trồng mở rộng 3 sào cà chua. Hiện nay cà chua có giá từ 12-15 nghìn đồng/kg, năng suất cà chua từ 2-3 tấn/sào. Với giá này, từ nay tới cuối năm gia đình tôi sẽ thu lãi hơn 15 triệu đồng/sào”.
Theo ông Lê Văn Từ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quốc Tuấn, vụ đông năm nay xã có 120 ha diện tích, trong đó có hơn 20 ha trồng cà chua tập trung tại 2 thôn Đông Thôn và Trực Trì. Các giống cà chua được trồng chủ yếu là: giống chịu nhiệt, chống chịu vi-rút xoắn vàng lá (TYLCV), có năng suất cao như: Savoir, Hồng Châu HT152, HT160, DV296... Hiện nay, trên các cánh đồng thôn Trực Trì và Đông Thôn, xã Quốc Tuấn, người dân đã quen dần với cây cà chua trái vụ. Nhất là thời điểm hiện nay khi cây cà chua đang vào vụ thu hoạch rộ, với giá cà chua trung bình 12 nghìn đồng/kg đã cho thu nhập gấp đôi trồng lúa. Nhiều gia đình chuyển hẳn sang thâm canh cây cà chua trái vụ thay cho cây trồng chính vụ. Do được tập huấn kỹ thuật về trồng và chăm sóc cà chua nên các hộ nông dân trong xã đều trồng cà chua không sử dụng phân chuồng, giảm phun thuốc bảo vệ thực vật và bón phân vô cơ, đưa các giống cà chua mới vào sản xuất... Vì vậy khi thu hoạch cà chua vừa cho năng suất cao, tăng vòng quay của đất, vừa bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng.
Xã Nam Tân (Nam Sách) cũng trồng 22 ha cà chua trái vụ. Anh Nguyễn Văn Thái, Chủ nhiệm HTX Nam Tân cho biết, để trồng cà chua vụ đông sớm, nhiều hộ nông dân chỉ cấy 1 vụ lúa chiêm xuân sau đó trồng rau màu. Từ tháng 8, các hộ nông dân đã lên luống trồng cà chua, sau 2 tháng trồng, đến nay cà chua đã cho thu hái, theo thời giá hiện nay nông dân có thể thu lãi được 16-17 triệu đồng. Còn tính giá trung bình từ 8.000 - 10.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí bà con thu lãi hơn 10 triệu đồng/sào. Cà chua có thị trường tiêu thụ lớn, các thương lái đến tận ruộng thu mua, bà con nông dân không phải mang ra chợ bán.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, người nuôi thủy sản ở Tiền Giang đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất (SX) nhằm đạt năng suất chất lượng, hiệu quả và phát triển theo hướng ổn định bền vững. Đồng hành với sự phát triển đó phải kể đến vai trò rất lớn của hoạt động khuyến ngư, góp phần vào sự phát triển nền kinh tế của tỉnh.

Mặc dù nguồn lợi thủy sản Đà Nẵng nói riêng, khu vực miền Trung nói chung khá dồi dào, tuy nhiên, ngư dân ở đây vẫn chưa thể tận dụng để làm giàu. Vậy nguyên nhân vì đâu?

Theo số liệu thống kê của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), diện tích nuôi tôm trên toàn huyện chủ yếu tập trung ở 3 xã Hải Lạng, Đông Ngũ và Đông Hải. Trong đó so với năm 2014, trong khi diện tích nuôi ở xã Hải Lạng giữ nguyên như cũ là trên 680ha thì ở 2 xã còn lại đều tăng mạnh: Đông Ngũ tăng gấp 3 lần với 28ha; Đông Hải tăng gấp 10 lần với 100ha.

Quý I, tổng sản lượng thủy sản đạt 130 ngàn tấn, tăng 10% so với cùng kỳ; diện tích nuôi tôm công nghiệp đến nay là 8.707ha, tăng 556ha so với đầu năm. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 174 triệu USD, giảm 44% so với cùng kỳ.

Chuyện chỉ có ở Củ Chi: "ép" nông dân tiêm phòng cho bò thì mới thu mua sữa; ai nuôi bò nhiều được hỗ trợ tiền làm chuồng, hầm bi-ô-ga; hỗ trợ 50% kinh phí khi người nuôi bò mua máy vắt sữa, máy cắt cỏ...