Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Bấm Bụng Thuê Nhân Công Giá Cao

Nông Dân Bấm Bụng Thuê Nhân Công Giá Cao
Ngày đăng: 04/11/2013

Bước vào niên vụ thu hoạch cà phê năm 2013, mặc dù giá nhân công đã “đội” lên, tăng cao so với những năm trước, song do thiếu nhân công tại chỗ nông dân vẫn phải “bấm bụng” thuê với giá cao…

Có 1,7 ha cà phê đang trong thời kỳ hái lựa, do không có người làm, anh Trần Đức Duy (thôn 6, xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) phải thuê 4 lao động từ Quảng Ngãi vào, với giá 3,7 triệu đồng/người/tháng (so với năm trước, giá đã tăng gần một triệu đồng/người). Anh thở dài: “Biết là giá cao nhưng tui không còn chọn lựa nào khác, bởi nếu không thuê thì không có người hái, trong khi nhân lực tại chỗ không tìm được”. Anh còn cho biết thêm, ngoài thống nhất giá cả trên, người làm thuê trước khi quyết định nhận lời còn đưa ra một loạt “yêu sách”, yêu cầu chủ nhà phải đáp ứng, như: đồ ăn thức uống hằng ngày phải đầy đủ; cách vài ngày chủ nhà phải đãi một bữa nhậu… để giải mỏi; sau khi kết thúc vụ mùa chủ thuê phải bao tiền xe về…

Biết nhân công nắm bắt được tâm lý chủ nhà lo lắng, sợ không có người hái khi vào chính vụ nên yêu sách này nọ, song sau khi tính toán thiệt hơn, anh Trần Đức Duy vẫn phải chấp nhận. Anh phân tích: “So với thuê nhân công ngày thì thuê nhân công tháng lợi hơn, bởi chi phí thuê nhân công ngày hiện đã từ 150-170.000/ngày, chưa kể bao ăn. Trong khi thuê công ngày mình không chủ động được, vì có người kêu cao hơn là họ lại đi làm chỗ khác, lúc đó lấy ai mà hái…”. Cũng có hơn 2,5 ha cà, chưa phải hái “tuốt”, song anh Võ Hồng Hải (thôn 3) cũng phải thuê trước 5 nhân công, với giá tương đương.

Còn đối với anh Duy, người làm thuê cũng có những yêu cầu, buộc chủ nhà phải “chiều”, như: có chỗ ăn, ngủ riêng; mỗi tháng phải cho tiền điện thoại; làm việc không quá 6 giờ chiều. Loại “lính” này bây giờ “khôn lắm”, vì họ đã nắm bắt được nhu cầu người làm cà phê nên trước khi vào họ ngấm ngầm thống nhất giá cả với nhau để nếu ai không đồng ý với giá đó thì đi chỗ khác. Biết là người thuê đang “làm giá”, tự ý đẩy giá thuê lên cao nhưng vì lo đến lúc chính vụ không có người hái nên chúng tôi cũng đành thuê” - anh Hải nói. Cũng theo anh Hải, một nguyên nhân khác khiến giá thuê nhân công tăng cao là do nhiều hộ nông dân lo lắng trước tình trạng trộm cắp cà phê chín đang hoành hành nên “phá giá”, thuê cao hơn với mục đích là để họ trông giữ rẫy, bảo vệ cà phê, hạn chế thất thoát.

Qua tìm hiểu giá thuê nhân công thu hoạch tại một số địa phương có diện tích cà phê lớn trên địa bàn tỉnh như: Cư M’gar, Krông Năng, Buôn Hồ…thì giá thuê người ở hái cà phê dao động từ 3,5 triệu đến 4 triệu đồng/tháng (mức giá được cho là cao nhất từ trước đến nay). Với giá thuê nhân công này, theo tính toán của người làm cà phê: Trung bình nếu một hộ có 2 ha cà phê thì cần thuê ít nhất 4 nhân công ở trong hai tháng; như vậy nông dân đã mất 25-30 triệu đồng; và với giá cà đang hạ thê thảm ở mức trên 30 ngàn đồng/kg thì tính cả tiền ăn, ở… coi như nông dân mất đứt hơn một tấn cà nhân. Đó là chưa kể tính toán các chi phí đầu tư, phân bón, nước tưới… thì sau một vụ mùa, mỗi ha cà phê nông dân còn lại hơn 2 tấn cà nhân (trong điều kiện cà phê đạt năng suất 4 tấn).

Do thuê việc người làm trước thời gian thu hoạch chính vụ sớm, nên nhiều nông dân rơi vào trường hợp dở khóc dở cười là người ở có nguy cơ… thiếu việc làm, bởi cà phê nhà chỉ mới vào đầu vụ, sau vài lần hái lựa đã hết. Không thể để người làm thuê ăn không ngồi rồi, trong khi mỗi ngày phải chi phí cho mỗi nhân công gần 150.000 đồng, các chủ “nuôi quân” phải chạy đôn chạy đáo tìm việc cho họ.

Anh Trần Đức Duy cho biết: Mấy tuần nay hễ nghe có nhà nào cần người hái lựa thì anh tìm đến liên hệ, cho thuê lại nhằm vớt vát, gỡ gạc phần nào chi phí. “Chỉ cần họ nghỉ một ngày thôi thì tôi mất đứt 500.000 ngàn, xót của lắm! Thôi thì chịu khó chạy đi chạy lại, kiếm việc cho họ làm, chờ đến lúc thu hoạch chính vụ vậy” - anh Duy nói. Trong khi đó, cũng để tiết kiệm chi phí thuê nhân công, những hộ có diện tích cà phê liền kề đã liên kết lại, thỏa thuận thống nhất thuê số nhân công chỉ đủ thu hoạch cho cả hai nhà theo hình thức xoay vòng: cứ hái lựa xong nhà này lại qua nhà kia hái lựa, cho đến lúc hái “tuốt”. Với cách làm này, nông dân vừa tiết kiệm đáng kể chi phí thuê nhân công, trong khi chất lượng cà phê tăng đáng kể do thu hoạch hoàn toàn là trái chín.Bước vào niên vụ thu hoạch cà phê năm 2013, mặc dù giá nhân công đã “đội” lên, tăng cao so với những năm trước, song do thiếu nhân công tại chỗ nông dân vẫn phải “bấm bụng” thuê với giá cao…

Có 1,7 ha cà phê đang trong thời kỳ hái lựa, do không có người làm, anh Trần Đức Duy (thôn 6, xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) phải thuê 4 lao động từ Quảng Ngãi vào, với giá 3,7 triệu đồng/người/tháng (so với năm trước, giá đã tăng gần một triệu đồng/người). Anh thở dài: “Biết là giá cao nhưng tui không còn chọn lựa nào khác, bởi nếu không thuê thì không có người hái, trong khi nhân lực tại chỗ không tìm được”. Anh còn cho biết thêm, ngoài thống nhất giá cả trên, người làm thuê trước khi quyết định nhận lời còn đưa ra một loạt “yêu sách”, yêu cầu chủ nhà phải đáp ứng, như: đồ ăn thức uống hằng ngày phải đầy đủ; cách vài ngày chủ nhà phải đãi một bữa nhậu… để giải mỏi; sau khi kết thúc vụ mùa chủ thuê phải bao tiền xe về…

 Biết nhân công nắm bắt được tâm lý chủ nhà lo lắng, sợ không có người hái khi vào chính vụ nên yêu sách này nọ, song sau khi tính toán thiệt hơn, anh Trần Đức Duy vẫn phải chấp nhận. Anh phân tích: “So với thuê nhân công ngày thì thuê nhân công tháng lợi hơn, bởi chi phí thuê nhân công ngày hiện đã từ 150-170.000/ngày, chưa kể bao ăn. Trong khi thuê công ngày mình không chủ động được, vì có người kêu cao hơn là họ lại đi làm chỗ khác, lúc đó lấy ai mà hái…”. Cũng có hơn 2,5 ha cà, chưa phải hái “tuốt”, song anh Võ Hồng Hải (thôn 3) cũng phải thuê trước 5 nhân công, với giá tương đương.

Còn đối với anh Duy, người làm thuê cũng có những yêu cầu, buộc chủ nhà phải “chiều”, như: có chỗ ăn, ngủ riêng; mỗi tháng phải cho tiền điện thoại; làm việc không quá 6 giờ chiều. Loại “lính” này bây giờ “khôn lắm”, vì họ đã nắm bắt được nhu cầu người làm cà phê nên trước khi vào họ ngấm ngầm thống nhất giá cả với nhau để nếu ai không đồng ý với giá đó thì đi chỗ khác. Biết là người thuê đang “làm giá”, tự ý đẩy giá thuê lên cao nhưng vì lo đến lúc chính vụ không có người hái nên chúng tôi cũng đành thuê” - anh Hải nói. Cũng theo anh Hải, một nguyên nhân khác khiến giá thuê nhân công tăng cao là do nhiều hộ nông dân lo lắng trước tình trạng trộm cắp cà phê chín đang hoành hành nên “phá giá”, thuê cao hơn với mục đích là để họ trông giữ rẫy, bảo vệ cà phê, hạn chế thất thoát.

Qua tìm hiểu giá thuê nhân công thu hoạch tại một số địa phương có diện tích cà phê lớn trên địa bàn tỉnh như: Cư M’gar, Krông Năng, Buôn Hồ…thì giá thuê người ở hái cà phê dao động từ 3,5 triệu đến 4 triệu đồng/tháng (mức giá được cho là cao nhất từ trước đến nay). Với giá thuê nhân công này, theo tính toán của người làm cà phê: Trung bình nếu một hộ có 2 ha cà phê thì cần thuê ít nhất 4 nhân công ở trong hai tháng; như vậy nông dân đã mất 25-30 triệu đồng; và với giá cà đang hạ thê thảm ở mức trên 30 ngàn đồng/kg thì tính cả tiền ăn, ở… coi như nông dân mất đứt hơn một tấn cà nhân. Đó là chưa kể tính toán các chi phí đầu tư, phân bón, nước tưới… thì sau một vụ mùa, mỗi ha cà phê nông dân còn lại hơn 2 tấn cà nhân (trong điều kiện cà phê đạt năng suất 4 tấn).

Do thuê việc người làm trước thời gian thu hoạch chính vụ sớm, nên nhiều nông dân rơi vào trường hợp dở khóc dở cười là người ở có nguy cơ… thiếu việc làm, bởi cà phê nhà chỉ mới vào đầu vụ, sau vài lần hái lựa đã hết. Không thể để người làm thuê ăn không ngồi rồi, trong khi mỗi ngày phải chi phí cho mỗi nhân công gần 150.000 đồng, các chủ “nuôi quân” phải chạy đôn chạy đáo tìm việc cho họ.

 Anh Trần Đức Duy cho biết: Mấy tuần nay hễ nghe có nhà nào cần người hái lựa thì anh tìm đến liên hệ, cho thuê lại nhằm vớt vát, gỡ gạc phần nào chi phí. “Chỉ cần họ nghỉ một ngày thôi thì tôi mất đứt 500.000 ngàn, xót của lắm! Thôi thì chịu khó chạy đi chạy lại, kiếm việc cho họ làm, chờ đến lúc thu hoạch chính vụ vậy” - anh Duy nói. Trong khi đó, cũng để tiết kiệm chi phí thuê nhân công, những hộ có diện tích cà phê liền kề đã liên kết lại, thỏa thuận thống nhất thuê số nhân công chỉ đủ thu hoạch cho cả hai nhà theo hình thức xoay vòng: cứ hái lựa xong nhà này lại qua nhà kia hái lựa, cho đến lúc hái “tuốt”. Với cách làm này, nông dân vừa tiết kiệm đáng kể chi phí thuê nhân công, trong khi chất lượng cà phê tăng đáng kể do thu hoạch hoàn toàn là trái chín.


Có thể bạn quan tâm

Khánh Hòa Hợp Tác Với Nhật Bản Khai Thác Cá Ngừ Khánh Hòa Hợp Tác Với Nhật Bản Khai Thác Cá Ngừ

Ngày (2/8), tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Công ty Yanmar (Nhật Bản) phối hợp với Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy thuộc Trường Đại học Nha Trang khánh thành tàu khảo sát và huấn luyện bằng vật liệu composite Yanmar, đồng thời giới thiệu chương trình hợp tác với ngư dân để nâng cao chất lượng cá ngừ.

04/08/2014
Nuôi Lợn Bằng Men Vi Sinh Nuôi Lợn Bằng Men Vi Sinh

Vợ chồng anh Lương Văn Luyên (1972) và chị Lang Thị Hà (1970) tại bản Kẹ Lè, xã Châu Hội là những người đầu tiên áp dụng công nghệ nuôi lợn sạch bằng phương pháp ủ men vi sinh nền đệm lót sinh học ở Qùy Châu. Đây là phương pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh có thể xảy ra cho người và vật nuôi.

19/07/2014
Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Vào Sản Xuất Nhìn Từ Thành Công Của Một Doanh Nghiệp Tư Nhân Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Vào Sản Xuất Nhìn Từ Thành Công Của Một Doanh Nghiệp Tư Nhân

“Gần 20 năm trong nghề nuôi trồng thuỷ sản, cái nghề như “đánh bạc” với trời này tôi đã từng có giai đoạn mất trắng, phải bán cả nhà cả cửa” - đó là tâm sự của ông Lương Thanh Phương, chủ trại giống Hải Hoà, phường Hải Hoà (TP Móng Cái, Quảng Ninh), Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Phương Thanh.

04/08/2014
Mitraco Nuôi Thử Nghiệm Hơn 60 Con Bê Giống Charolai Của Pháp Mitraco Nuôi Thử Nghiệm Hơn 60 Con Bê Giống Charolai Của Pháp

Nhằm thực hiện Dự án nuôi thử nghiệm bò lai chất lượng cao, sáng 19/7, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (Mitraco) tổ chức thu mua hơn 60 con bê giống của bà con nhân dân trên địa bàn 3 huyện: Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân.

19/07/2014
Phục Hồi Thành Công Giống Bào Ngư Quý Hiếm Phục Hồi Thành Công Giống Bào Ngư Quý Hiếm

Dự án sản xuất, cung cấp giống bào ngư tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, đang triển khai có hiệu quả góp phần bảo tồn, tái tạo và phục hồi nguồn lợi bào ngư, duy trì ổn định hệ sinh thái tại Bạch Long Vĩ nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

21/07/2014