Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giải Pháp Cho Diện Tích Sản Xuất Nông Nghiệp Khó Tưới Ở Huyện Ngọc Lặc

Giải Pháp Cho Diện Tích Sản Xuất Nông Nghiệp Khó Tưới Ở Huyện Ngọc Lặc
Ngày đăng: 18/08/2014

Huyện Ngọc Lặc có diện tích sản xuất nông nghiệp hàng năm khoảng 9.100 ha, trong đó, vụ xuân 4.600 ha, vụ mùa 4.500 ha.

Tuy nhiên, trong tổng số diện tích trên có tới 1.400 ha không chủ động được nguồn nước trong quá trình sản xuất. Nguyên nhân là do những diện tích này nằm trên độ dốc cao, trong khi hệ thống thủy lợi xuống cấp, thiếu nguồn nước, năng lực tưới kém, do vậy, hiệu quả sản xuất không cao.

Chúng tôi đến xã Mỹ Tân vào thời điểm lúa thu – mùa 2014 đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh rộ, rất cần đủ nước, thế nhưng hầu hết diện tích lúa ở đây đang trong tình trạng thiếu nước, nên khả năng đẻ nhánh bị hạn chế, nếu tình trạng này còn tiếp diễn thì năng suất cuối vụ sẽ đạt thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của bà con nông dân.

Toàn xã Mỹ Tân có 140 ha sản xuất nông nghiệp, trong đó có tới 100 ha gặp khó khăn về nước tưới, nên hàng năm, năng suất lúa trung bình chỉ đạt từ 1,5 đến 1,7 tạ/sào, nếu gặp hạn kéo dài thì năng suất còn xuống thấp hơn nữa.

Ở huyện Ngọc Lặc, không chỉ xã Mỹ Tân mà hơn 10 xã khác cũng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn về nước tưới, điển hình như các xã: Thạch Lập  70/160 ha, Cao Ngọc khoảng 60/190 ha; Ngọc Sơn 60/140 ha...

Để khắc phục tình trạng trên, UBND huyện Ngọc Lặc và chính quyền các xã đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó tích cực tu sửa, nâng cấp hệ thống hồ, đập và kênh mương thủy lợi, định kỳ hàng năm đều thực hiện nạo vét, khơi thông các tuyến kênh mương.

Mặc dù vậy, tình trạng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp ở những vùng khó tưới vẫn không được cải thiện. Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Ngọc Thịnh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ngọc Lặc, cho biết: Các giải pháp về đầu tư, nâng cấp, tu sửa hệ thống hạ tầng thủy lợi để khắc phục tình trạng thiếu nước cho những vùng khó tưới trong huyện hầu như đều không phát huy hiệu quả.

Bởi lẽ, vào mùa hanh khô, nguồn nước dự trữ trong các ao, hồ rất hạn chế, thậm chí là không có, vì vậy, cho dù có hoàn thiện được hệ thống hạ tầng thủy lợi thì năng lực tưới vẫn không có do không có nguồn nước.

Giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng để phục vụ cho những vùng khó tưới không phát huy hiệu quả, nên những năm gần đây, huyện Ngọc Lặc đã thực hiện giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế thấp, đặc biệt tập trung vào những vùng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp khó tưới.

Theo đó, từ năm 2010, huyện Ngọc Lặc đã thực hiện chuyển đổi những diện tích đất trồng 2 vụ lúa sang trồng 1 vụ màu, hoặc chuyên trồng màu. Đối với diện tích đất 1 vụ lúa được chuyển sang trồng các loại cây rau màu phù hợp với nhu cầu thị trường; cùng với đó, thực hiện thâm canh, luân canh tăng vụ nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.

Chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện thực sự là giải pháp tối ưu, đã giúp huyện Ngọc Lặc tháo gỡ được nút thắt về hiệu quả kinh tế ở những vùng sản xuất nông nghiệp khó tưới.

Trao đổi với nhiều hộ dân có diện tích đất nằm trong vùng thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chúng tôi được biết: Trong quá trình thực hiện chuyển đổi, chính quyền địa phương đã phổ biến cho bà con nông dân lựa chọn những loại cây chịu được hạn, phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu địa phương nên hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 2 đến 3 lần so với trồng lúa trước kia.

Con số 700 ha đất sản xuất nông nghiệp thuộc vùng khó tưới của huyện đã được chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ năm 2010 đến nay phần nào đã nói lên sự đồng thuận của nhân dân cho một chủ trương đúng đắn của huyện.

Và theo như ông Ngô Tiến Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc: Con số này sẽ không dừng lại ở đây, mà sẽ còn tăng lên nữa trong những năm tới. Hiện tại, huyện đang thực hiện lập đề án chuyển đổi cơ cấu cây  trồng cho tất cả diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích mà vẫn bảo đảm được an ninh lương thực.


Có thể bạn quan tâm

Bất An Với Cút, Yến, Bồ Câu Bất An Với Cút, Yến, Bồ Câu

Hiện nay, Đồng Nai có tổng đàn chim cút, chim yến khá nhiều và một lượng bồ câu lớn nuôi rải rác. Trước nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm, nhiều cơ sở, trang trại nuôi đang lo lắng tìm biện pháp phòng, chống dịch cho đàn chim cút và chim yến.

25/02/2014
Giá Tôm Càng Xanh Nuôi Ở Huyện Tam Nông (Đồng Tháp) Tăng Cao Giá Tôm Càng Xanh Nuôi Ở Huyện Tam Nông (Đồng Tháp) Tăng Cao

Giá tôm càng xanh ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đang tăng mạnh, thương lái mua tại ruộng giá 280.000 đ/kg, loại 30 con/kg, tăng 90.000 đ/kg so với thời điểm thu hoạch rộ (tháng 11/2013) và tăng 45.000 đ/kg so với thời điểm Tết Nguyên đán.

25/03/2014
Cấp Giấy Phép Hoạt Động Khai Thác Thủy Sản Cho Chi Hội Nghề Cá Xã Quảng Công (Thừa Thiên Huế) Cấp Giấy Phép Hoạt Động Khai Thác Thủy Sản Cho Chi Hội Nghề Cá Xã Quảng Công (Thừa Thiên Huế)

Việc cấp giấy phép hoạt động khai thác vùng biển cho chi hội nghề cá ven biển xã Quảng Công sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho người dân khai thác, bảo vệ tài nguyên thủy sản vùng biển.

25/03/2014
Vào Khu Quy Hoạch Chăn Nuôi Tập Trung Vẫn Là Cánh Cửa Hẹp Vào Khu Quy Hoạch Chăn Nuôi Tập Trung Vẫn Là Cánh Cửa Hẹp

Đồng Nai có tổng đàn gà trên 11,6 triệu con với 88% chăn nuôi trang trại; đàn heo gần 1,4 triệu con với 60% nuôi trang trại. Những ổ dịch xuất hiện tại Đồng Nai vừa qua đều từ các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ trong khu dân cư. Chăn nuôi hộ gia đình theo kiểu tự phát tuy chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng lại gây ra thiệt hại lớn cho cả ngành chăn nuôi của tỉnh.

25/03/2014
Xây Trạm Bơm Tiền Tỷ Để… Bỏ Hoang Xây Trạm Bơm Tiền Tỷ Để… Bỏ Hoang

Do nằm ven phá Tam Giang, nên 70ha ruộng lúa vùng Thất Tộc của xã viên Hợp tác xã nông nghiệp Thống Nhất ở xã Quảng Thái (Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế) thường xuyên bị ngập úng nặng.

25/02/2014