Vĩnh Long đã đốn bỏ hơn 1.900ha nhãn bệnh chổi rồng

Theo dự án chuyển đổi giống nhãn và cây trồng khác, thay thế vùng nhãn tiêu da bò bị bệnh chổi rồng của tỉnh giai đoạn 2014 - 2015, các loại cây được trồng thay thế là chôm chôm, sầu riêng, nhãn ido, bưởi, chanh… Hiện diện tích nhãn bị nhiễm chổi rồng vẫn còn cao với hơn 4.502ha, trong đó tỷ lệ nhiễm bệnh từ 30 - 70% là 2.590ha, trên 70% là 1.930ha.
Trong khi đó, với việc phòng trị tích cực nên diện tích và tỷ lệ nhiễm bệnh sâu đục trái trên cây có múi giảm đáng kể, đến nay chỉ còn 23ha, giảm 2.628ha so với cùng kỳ. Ngành nông nghiệp đang tiếp tục tập huấn, hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc, cách phòng trị để các vườn cây giảm tỷ lệ bệnh, cho năng suất cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tại các trang trại, lợn hơi có giá 34.000 đ/kg, còn tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chỉ có thể bán được với giá 31.000-33.000 đ/kg.

Tại chợ đầu mối, sau khi bốc dỡ sang các thùng xốp và sọt tre Việt Nam, cam Trung Quốc được xếp vào gian hàng, lên bảng giá và "biến hình" khi vào chợ lẻ.

Ngành chuyên môn khuyến cáo nông dân thường xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình sinh trưởng của tôm nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời khi dịch bệnh xảy ra.

Để thực hiện có hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, Hội Nông ngư dân (NND) xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn (Bình Định) đã tích cực vận động hội viên đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát huy thế mạnh của địa phương để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Cam Hải Đông những ngày này đang vào vụ thu hoạch rong sụn. Đây là địa phương có thế mạnh về trồng rong sụn của huyện. Năm nay, gia đình anh Hồ Ngọc Sơn (thôn Thủy Triều) trồng 1,5ha rong sụn. Năm ngoái, do thời tiết thất thường nên rong sụn nhà anh bị hỏng nhiều, không lãi. Năm nay, tình hình khá hơn nhiều.