Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giải Pháp Cho Diện Tích Sản Xuất Nông Nghiệp Khó Tưới Ở Huyện Ngọc Lặc

Giải Pháp Cho Diện Tích Sản Xuất Nông Nghiệp Khó Tưới Ở Huyện Ngọc Lặc
Publish date: Monday. August 18th, 2014

Huyện Ngọc Lặc có diện tích sản xuất nông nghiệp hàng năm khoảng 9.100 ha, trong đó, vụ xuân 4.600 ha, vụ mùa 4.500 ha.

Tuy nhiên, trong tổng số diện tích trên có tới 1.400 ha không chủ động được nguồn nước trong quá trình sản xuất. Nguyên nhân là do những diện tích này nằm trên độ dốc cao, trong khi hệ thống thủy lợi xuống cấp, thiếu nguồn nước, năng lực tưới kém, do vậy, hiệu quả sản xuất không cao.

Chúng tôi đến xã Mỹ Tân vào thời điểm lúa thu – mùa 2014 đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh rộ, rất cần đủ nước, thế nhưng hầu hết diện tích lúa ở đây đang trong tình trạng thiếu nước, nên khả năng đẻ nhánh bị hạn chế, nếu tình trạng này còn tiếp diễn thì năng suất cuối vụ sẽ đạt thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của bà con nông dân.

Toàn xã Mỹ Tân có 140 ha sản xuất nông nghiệp, trong đó có tới 100 ha gặp khó khăn về nước tưới, nên hàng năm, năng suất lúa trung bình chỉ đạt từ 1,5 đến 1,7 tạ/sào, nếu gặp hạn kéo dài thì năng suất còn xuống thấp hơn nữa.

Ở huyện Ngọc Lặc, không chỉ xã Mỹ Tân mà hơn 10 xã khác cũng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn về nước tưới, điển hình như các xã: Thạch Lập  70/160 ha, Cao Ngọc khoảng 60/190 ha; Ngọc Sơn 60/140 ha...

Để khắc phục tình trạng trên, UBND huyện Ngọc Lặc và chính quyền các xã đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó tích cực tu sửa, nâng cấp hệ thống hồ, đập và kênh mương thủy lợi, định kỳ hàng năm đều thực hiện nạo vét, khơi thông các tuyến kênh mương.

Mặc dù vậy, tình trạng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp ở những vùng khó tưới vẫn không được cải thiện. Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Ngọc Thịnh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ngọc Lặc, cho biết: Các giải pháp về đầu tư, nâng cấp, tu sửa hệ thống hạ tầng thủy lợi để khắc phục tình trạng thiếu nước cho những vùng khó tưới trong huyện hầu như đều không phát huy hiệu quả.

Bởi lẽ, vào mùa hanh khô, nguồn nước dự trữ trong các ao, hồ rất hạn chế, thậm chí là không có, vì vậy, cho dù có hoàn thiện được hệ thống hạ tầng thủy lợi thì năng lực tưới vẫn không có do không có nguồn nước.

Giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng để phục vụ cho những vùng khó tưới không phát huy hiệu quả, nên những năm gần đây, huyện Ngọc Lặc đã thực hiện giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế thấp, đặc biệt tập trung vào những vùng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp khó tưới.

Theo đó, từ năm 2010, huyện Ngọc Lặc đã thực hiện chuyển đổi những diện tích đất trồng 2 vụ lúa sang trồng 1 vụ màu, hoặc chuyên trồng màu. Đối với diện tích đất 1 vụ lúa được chuyển sang trồng các loại cây rau màu phù hợp với nhu cầu thị trường; cùng với đó, thực hiện thâm canh, luân canh tăng vụ nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.

Chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện thực sự là giải pháp tối ưu, đã giúp huyện Ngọc Lặc tháo gỡ được nút thắt về hiệu quả kinh tế ở những vùng sản xuất nông nghiệp khó tưới.

Trao đổi với nhiều hộ dân có diện tích đất nằm trong vùng thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chúng tôi được biết: Trong quá trình thực hiện chuyển đổi, chính quyền địa phương đã phổ biến cho bà con nông dân lựa chọn những loại cây chịu được hạn, phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu địa phương nên hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 2 đến 3 lần so với trồng lúa trước kia.

Con số 700 ha đất sản xuất nông nghiệp thuộc vùng khó tưới của huyện đã được chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ năm 2010 đến nay phần nào đã nói lên sự đồng thuận của nhân dân cho một chủ trương đúng đắn của huyện.

Và theo như ông Ngô Tiến Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc: Con số này sẽ không dừng lại ở đây, mà sẽ còn tăng lên nữa trong những năm tới. Hiện tại, huyện đang thực hiện lập đề án chuyển đổi cơ cấu cây  trồng cho tất cả diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích mà vẫn bảo đảm được an ninh lương thực.


Related news

Nuôi gà Ai Cập an toàn sinh học Nuôi gà Ai Cập an toàn sinh học

Trung tâm Khuyến nông quốc gia đang phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng (Bắc Giang) triển khai mô hình “Nuôi gà sinh sản an toàn sinh học” tại xã Tư Mại, Tiến Dũng và Cảnh Thụy, quy mô gần 4 nghìn con gà Ai Cập.

Tuesday. August 11th, 2015
Làm giàu nhờ chăn nuôi heo gia công Làm giàu nhờ chăn nuôi heo gia công

Sống ở vùng quê thuần nông, nếu chỉ dựa vào mấy sào ruộng thì khó mà khá lên được, nên ông Lê Xuân Quang, ở thôn Thọ Lộc 2, xã Nhơn Thọ (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) đã mở gia trại chăn nuôi, chủ yếu là nuôi heo.

Tuesday. August 11th, 2015
Ninh Thuận quy hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh có 1.930 ha đồng cỏ phục vụ chăn nuôi Ninh Thuận quy hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh có 1.930 ha đồng cỏ phục vụ chăn nuôi

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1695/QĐ-UBND, ngày 31-7-2015 phê duyệt Quy hoạch đồng cỏ và vùng chăn nuôi gia súc có sừng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Tuesday. August 11th, 2015
Trở thành tỷ phú nhờ chăn nuôi bò sinh sản Trở thành tỷ phú nhờ chăn nuôi bò sinh sản

Đó là nông dân Lê Thành Đôn (sinh năm 1970), ngụ ấp Hưng Thạnh, xã Châu Hưng (Bình Đại - Bến Tre). Anh Đôn được tuyên dương, báo cáo điển hình là nông dân sản xuất giỏi năm 2014.

Tuesday. August 11th, 2015
Xây dựng tiêu chuẩn cây giống sâm Ngọc Linh Xây dựng tiêu chuẩn cây giống sâm Ngọc Linh

Để kiểm soát và phân biệt được giống sâm Ngọc Linh, góp phần nâng cao năng suất chất lượng trong sản xuất giống và yêu cầu quản lý nguồn giống sâm Ngọc Linh trên địa bàn, tỉnh Kon Tum phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc (thuộc Viện Dược liệu Bộ Y tế) nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cây giống sâm Ngọc Linh.

Tuesday. August 11th, 2015