Nhà vườn Mỹ Tú phấn khởi vì cam nghịch mùa bán được giá cao

Ông Trần Hoàng Liêm ở ấp Phương An 3, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có gần 1 ha trồng 650 gốc cam xoàn hơn 3 năm tuổi. Khi được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, từ tháng 11/2014, ông đã chủ động xử lý cam cho trái nghịch vụ vì bán được giá cao hơn nhiều so với cam mùa thuận;
Theo Ông Liêm bí quyết của cách làm này là phải nắm vững kỹ thuật trong xử lý cho cây ra hoa và đậu trái, trong đó nước và phân là 2 yếu tố quyết định; Hiện mỗi cây cam xoàn của ông Liêm cho khoảng 20 - 25 kg trái, bán được trên 42.000 đ/kg, cao hơn 20.000 đ/kg so với mùa thuận, sau khi trừ chi phí ông còn lời trên 600 triệu đồng/ ha. Ông Hoàng Liêm chia sẻ: “Làm mùa nghịch chi phí đầu tư cao, công chăm sóc nhiều hơn, năng suất không cao như mùa thuận nhưng bán có giá, tính ra lời hơn trồng cam mùa thuận nhiều.”
Huyện Mỹ Tú có trên 1.300 ha trồng cây có múi, tập trung ở các xã Mỹ Hương, Long Hưng nhiều nhất là Hưng Phú với trên 620 ha. Cam chính vụ ở Mỹ Tú thường thu hoạch rộ vào tháng 9 đến tháng 10 âm lịch, nhưng hiện nay trên 70% diện tích nhà vườn đã xử lý cam ra trái nghịch vụ vào khoảng tháng 4 tháng 5 âm lịch; Một trong những nguyên nhân khiến giá cam tăng cao là do thời tiết nắng nóng, nhu cầu nước cam tươi giải khát ở thị trường rất cao và đang là mùa nghịch nên sản lượng không nhiều.
Riêng ở huyện Mỹ Tú, bệnh vàng lá gân xanh trên cam quýt lây nhiễm trên 145 ha ở xã Hưng Phú và Long Hưng nên năng suất giảm đáng kể. Do khan hiếm về nguồn cung nên thương lái từ các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Tiền Giang chủ động tìm đến tận vườn để mua.
Tuy nhiên để cam cho trái nghịch mùa đạt năng suất và hiệu quả cao, nhà vườn phải biết bón phân, tưới nước sao cho hợp lý. Ông Nguyễn Văn Đầy- trưởng trạm bảo vệ thực vật huyện Mỹ Tú lưu ý: “Đối với cam cho trái nghịch vụ bà con không nên lạm dụng hóa chất làm ảnh hưởng đến cây, làm cho cây kiệt quệ sau khi cây cho trái sẽ không phục hồi được, bà con chỉ nên siết nước và sử dụng 1 số loại phân nhiều kali, nhiều lân để kích thích cây ra hoa chứ không nên sử dụng hóa chất.”
Nhà vườn Mỹ Tú phấn khởi vì các loại trái cây có múi vào mùa nghịch giá tăng cao, cho thu nhập cao hơn 4 - 5 lần so với trồng lúa, vì thế diện tích cây có múi ở Mỹ Tú đang phát triển mạnh ; Tuy nhiên bà con cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật và các khuyến cáo của ngành chuyên môn về việc xử lý ra hoa để vườn cây phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa năm nay, gia đình anh nuôi 1,7 sào ốc hương. Sau 5 tháng, anh thu hoạch hơn 2 tấn ốc, trị giá gần 200 triệu đồng. Anh thu hoạch ốc bằng máy hút ốc, tránh được thất thoát từ 30- 40% và giảm được công lao động. Đây là một mô hình mới thu hoạch ốc hương bằng việc đưa cơ giới vào sản xuất góp phần phát triển nông thôn mới.

Trong một vài năm trở lại đây, mô hình cá lăng nha đuôi đỏ nuôi trong bè nổi tại các hồ lớn, hồ thủy điện… trong tỉnh Dak Lak đã chứng tỏ được giá trị kinh tế của loài cá đặc sản được xếp bậc nhất trong họ cá da trơn trên dòng sông Mê Kông.

Thực hiện lịch thời vụ trong nuôi trồng thủy sản, trong tháng 7/2013 ở Bạc Liêu, nông dân đã tập trung thả giống hơn 96.830ha, nâng tổng diện tích tôm nuôi đến nay lên hơn 124.590ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp khoảng 11.570ha, còn lại là diện tích nuôi quảng canh, hoặc quảng canh cải tiến kết hợp với các loại thủy sản khác như: cá, cua...

Nếu như trước đây 90% giống dâu, tằm có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ thì nay người trồng dâu, nuôi tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã chuyển sang nuôi trồng giống dâu, tằm nội địa. Giống dâu, tằm này do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng (TTNCTNNLN) nghiên cứu và đưa vào sản xuất đại trà thời gian gần đây.

An Giang có 2 doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh gạo đồ (parboiling) là Công ty TNHH Khiêm Thanh và Công ty Cổ phần Toàn Cầu, có tổng công suất thiết kế 1.200 tấn/ngày. Không chỉ bán được giá cao hơn, chế biến gạo đồ còn giải quyết được nhiều khó khăn trong sản xuất lúa gạo hiện tại.