Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Hùm Lại Lỗ Ở Khánh Hòa

Nuôi Tôm Hùm Lại Lỗ Ở Khánh Hòa
Ngày đăng: 25/05/2013

Chúng tôi có dịp trở lại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh một trong những vùng nuôi tôm hùm trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa. Vài tháng trước, người nuôi đã xuất bán lứa tôm thịt thả nuôi từ tháng Giêng năm ngoái với giá chỉ 1,1 - 1,3 triệu đ/kg, trong khi chi phí đầu tư, tỷ lệ hao hụt cao nên đều thua lỗ.

Gia đình anh Huỳnh Văn Thương, thôn Đầm Môn cách đây hơn 1 tháng xuất bán khoảng 2.700 con tôm thịt, giá 1,1 triệu đ/kg, trừ tất cả chi phí lỗ hơn 400 triệu đ. Lý giải việc nuôi tôm thua lỗ, anh Thương cho biết: “Gia đình tôi thả 4.800 con, với chi phí đầu tư giống, thức ăn… mất 2,2 tỷ đồng. Vậy mà khi xuất tôm bị hao hụt gần nửa, hầu hết chỉ đạt loại 2, 3 (kích cỡ từ 0,7 - 1 kg). Đây là năm thứ 2 liên tiếp nuôi tôm hùm bị thua lỗ”.

Vụ tôm 2011 - 2012, gia đình anh Thương thả 5.000 con giống, giá 180.000 - 200.000 đ/con. Tuy nhiên do cuối năm 2011 đàn tôm “dính” bệnh sữa nên bị hao hụt hơn 60%. Thời điểm xuất bán giá tôm thịt thấp, chỉ dao động từ 800.000 - 900.000 đ/kg, lỗ hơn 600 triệu đồng.

Còn gia đình anh Trần Văn Tài, người cùng thôn cũng xuất bán 1.000 con tôm thịt, lỗ hơn 100 triệu đồng. Anh Tài cho biết: “Thả 2.000 con, nhưng bị hao hụt hơn phân nửa thì làm sao có lãi, trong khi đó giá tôm thịt thấp, chi phí đầu từ ngày càng tăng cao”.

Tương tự, người nuôi tôm hùm ở xã Vạn Hưng cũng gặp khó, bởi liên tiếp bị thua lỗ do tôm bị bệnh, giá cả bấp bênh. Anh Nguyễn Huy, thôn Xuân Vinh nuôi tôm trên vịnh Văn Phong cho biết, vụ năm ngoái nhiều gia đình bị thua lỗ nặng vì tôm bị “dính” bệnh sữa, đỏ thân. Nhiều hộ xoay sở vay vốn ngân hàng tiếp tục thả nuôi vụ mới với hy vọng gỡ gạc. Tuy nhiên từ đầu năm đến nay, rất nhiều gia đình khốn đốn vì tôm giống chết yểu.

"Vụ năm ngoái tôi bị thua lỗ gần 200 triệu đồng; còn vụ nuôi mới mặc dù vừa thả 500 con giống, nhưng đã bị hao hụt 20%”, anh Huy chán nản.

Anh Nguyễn Văn Vinh, thôn Đầm Môn, một người nuôi tôm có thâm niên hơn 10 năm cho biết, chưa năm nào nguồn tôm giống lại khan hiếm, giá cao như hiện nay, từ 360.000 - 400.000 đ/con (tăng gấp đôi so với năm ngoái). Do giống khan hiếm nên vụ nuôi mới anh đành lỡ bước bỏ trống 12 ô lồng để chuyển sang nuôi cá tạp.

Còn gia đình ông Đinh Văn Hải, người cùng thôn cũng bỏ 22 lồng trống do không tìm được con giống. Ông Hải cho biết, nếu như mọi năm tính đến thời điểm này ông đã thả được khoảng 5.000 con giống trên 42 ô lồng. Năm nay chạy khắp nơi tìm đến các vùng ven biển săn tôm như Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định để mua con giống nhưng đều trở về tay không.

Ông Phan Văn Ni, Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh cho biết, toàn xã có gần 7.000 ô lồng với khoảng 800 hộ nuôi tôm hùm. Mặc dù vụ nuôi mới đã qua 2 tháng nhưng do tôm giống khan hiếm, giá gấp đôi so với năm ngoái nên chỉ khoảng 1/3 hộ thả nuôi.

Tình trạng khan hiếm tôm hùm giống cho vụ nuôi mới cũng đang diễn ra tại vùng nuôi tôm xã Vạn Hưng. Anh Nguyễn Tiến, xã Vạn Hưng cho biết, vụ này gia đình anh giảm lồng nuôi vì không tìm được nguồn giống. Hơn nữa giá bán tôm thịt bấp bênh, thu không đủ bù chi nên cũng không mặn mà. Tuy nhiên, theo anh Tiến, vụ nuôi mới này nhiều bà con chỉ theo nghề mà làm chứ không dám thả nuôi nhiều như trước, bởi việc nuôi tôm hùm hiện nay gặp quá nhiều rủi ro.

Hiện giá tôm hùm loại 1 (từ 1 kg trở lên) là 1,8 triệu đ/kg, tôm hùm loại 2 và 3 (từ 0,7 - 1 kg) có giá từ 1,5 - 1,6 triệu đ/kg (tăng 700.000 - 800.000 đ/kg so với đầu năm). Tuy nhiên mặc dù giá bắt đầu nhích lên nhưng người nuôi không bán. Nguyên nhân là sản lượng tôm hùm từ loại 2 trở lên còn rất ít và số lồng thả nuôi cũng giảm mạnh nên người nuôi nhận định giá sẽ tăng nữa trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Dê Thịt Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Cho Nông Dân Vùng Biên Xã Vĩnh Xương (An Giang) Mô Hình Nuôi Dê Thịt Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Cho Nông Dân Vùng Biên Xã Vĩnh Xương (An Giang)

Trong những năm gần đây, nhiều nông dân vùng biên xã Vĩnh Xương (An Giang) có đời sống khá giả hơn nhờ mô hình nuôi dê thịt. Với đặc tính dễ nuôi, khả năng thích nghi tốt, ít bệnh tật, ít tốn công chăm sóc và có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có xung quanh nhà như rau muống, cỏ dại...

07/06/2014
Nuôi Dê Thu Lãi Cao Nuôi Dê Thu Lãi Cao

Anh Nhuận cho biết: “Dê là loài ăn tạp, sức đề kháng cao nên nuôi không vất vả và tốn kém”. Thời gian dê con trưởng thành và cho sinh sản chỉ từ 7 đến 12 tháng; thời điểm này, dê có trọng lượng

07/06/2014
Cao Su Rớt Giá Cao Su Rớt Giá

Giá cao su xuất khẩu giảm mạnh gây khó khăn chung cho các doanh nghiệp trồng cao su trong nước. Ở khu vực Tây Nguyên, khi giá cao su giảm, đời sống của công nhân và tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty cao su càng khó khăn hơn.

07/06/2014
Nhiều Nông Dân Tân Mỹ Thoát Nghèo Từ Trồng Xen Màu Nhiều Nông Dân Tân Mỹ Thoát Nghèo Từ Trồng Xen Màu

Gia đình anh Hải thuộc diện hộ nghèo trong xã. Những năm trước đây, sản xuất không đủ ăn, năm nào cũng thiếu, cuộc sống cực khổ. Từ đầu năm 2013, địa phương triển khai đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

07/06/2014
Cây Vải Thiều Ghép Ở Nam Xuân (Đắk Nông) Cây Vải Thiều Ghép Ở Nam Xuân (Đắk Nông)

Gia đình anh Nguyễn Văn Minh ở thôn Nam Xuân, xã Nam Đà (Krông Nô - Đắk Nông) hiện có vườn vải 400 gốc, cho thu hoạch mỗi năm 25 tấn, đưa lại tổng thu nhập 700 triệu đồng.

07/06/2014