Triển Khai Mô Hình Cải Tạo Đàn Trâu Tại Huyện Tân Lạc (Hòa Bình)
Ngày 16/9, Trung tâm khuyến nông đã phối hợp với UBND xã Phú Cường (Tân Lạc, Hòa Bình) tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện mô hình cải tạo đàn trâu tại địa phương.
Tham gia mô hình có 20 hộ với quy mô 2 trâu đực giống nội và 40 trâu cái sinh sản có sẵn tại địa phương. Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã cung ứng bàn giao 2 con trâu đực giống nội có trọng lượng 300 – 350 kg/con với tổng trị giá 84 triệu đồng, được giao cho 2 hộ có đủ điều kiện chăn nuôi. Những hộ tham gia mô hình được cấp cám thức ăn hỗn hợp: đối với trâu đực là 270 kg cám/con và đối với trâu cái có chửa là 120 kg cám/con.
Các hộ được chuyển giao kỹ thuật thông qua các lớp tập huấn như chuẩn bị chuồng trại, lựa chọn giống trâu, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, chế biến thức ăn cho trâu, phát hiện động dục và phối giống, đỡ đẻ cho trâu. Đồng thời được hướng dẫn thực hành ngay tại các hộ gia đình như phát hiện và hướng dẫn điều trị bệnh, tiêm phòng cho trâu. Đến nay, đàn trâu sinh trưởng phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra, số trâu sinh sản được phối giống đạt tỷ lệ 70%.
Mô hình được triển khai từ tháng 6/2013 với quy mô 40 con trâu cái sinh sản địa phương được phối giống sẽ sinh sản được 40 con nghé. Dự tính, sau một năm nuôi trọng lượng bình quân của một con nghé lai được tạo ra từ mô hình cải tiến đàn trâu nội cao hơn nghé cũ (giống địa phương) 60 kg, sản lượng thịt tăng thêm 2 tấn, đem lại thu nhập cho các hộ gia đình khoảng 400 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
- Từ ngày 15/11/2013 – 31/01/2014 thả giống tôm Thẻ chân trắng (đối với những vùng nuôi có điều kiện). Tuy nhiên trong thời gian này, người nuôi cần thận trọng và có giải pháp phòng bệnh thân đỏ đốm trắng trên tôm nuôi nước lợ.
Sáng 12.11, phóng viên NTNN đã đến cảng Cái Rồng, Vân Đồn. Chỉ 30 giờ trước, vùng biển này là nơi kinh hoàng với mọi người bởi cơn bão số 14 đổ vào với mưa lớn và gió giật cấp 13 tàn phá.
Ở tuổi 30, Nguyễn Thanh Quang ở thị trấn Thạnh Mỹ huyện Nam Giang (Quảng Nam) đã biết làm giàu ngay trên chính quê hương của mình bằng mô hình nuôi heo rừng.
Ngày nay, các món ăn từ dế đã trở thành đặc sản nhưng nguồn dế tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu. Nắm bắt được xu thế đó, nhiều nông dân trẻ đã tìm tòi và nuôi thành công loài vật này, giúp tăng thu nhập gia đình, có điều kiện vươn lên làm giàu. Anh Trần Quốc Trí (ấp Tân Bình, xã Tà Đảnh, Tri Tôn, An Giang) là một trong số đó.
Ngày 13-11, Ban Quản lý dự án Lifsap Đồng Nai đã tổ chức hội thảo giới thiệu quy trình VietGAHP (thực hành chăn nuôi tốt). Hơn 100 hộ chăn nuôi, đại diện các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và các huyện đã về tham dự. Hội thảo nhằm hướng dẫn người chăn nuôi chăn nuôi an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt, tạo ra thương hiệu thịt sạch của Đồng Nai.