Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Điêu Hồng Thương Phẩm
Được sự hỗ trợ về kinh phí, giống và kỹ thuật, xã Xuân Hải (Ninh Hải) đã triển khai mô hình “Nuôi cá điêu hồng thương phẩm” tại 5 hộ nông dân ở thôn Thành Sơn, với diện tích 1,2 ha, tổng kinh phí hơn 482 triệu đồng.
Sau 3 tháng thả nuôi, hiện cá điêu hồng đang phát triển tốt, bình quân mỗi con nặng 0,3 kg. Theo anh Nguyễn Cao Tiên, 1 trong các hộ nuôi thí điểm ở thôn Thành Sơn, cho biết: “Đến tháng 5 này, cá sẽ đạt trọng lượng từ 0,4kg – 0,5kg/con, ước tổng sản lượng thu hoạch đạt trên 13.000 kg. Với giá bán cá hiện nay 40.000 đồng/1kg, tổng doanh thu đạt khoảng 538 triệu đồng, trừ các chi phí, các hộ thu lãi được khoảng 56 triệu đồng.
Mô hình “Nuôi cá điêu hồng thương phẩm” thực hiện thành công sẽ góp phần phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của xã Xuân Hải, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, do làm lúa lợi nhuận thấp, nhiều nơi đã chuyển đổi 1 hoặc 2 vụ trồng lúa sang trồng màu các loại như bắp, đậu nành, mè… Dưới đây là một số biện pháp cải tạo đất sau khi trồng màu để trồng lúa thu đông có hiệu quả.
Do nghề trồng lúa gặp nhiều khó khăn, thu nhập bấp bênh nên nhiều nông dân An Giang đã chuyển đổi sang trồng đậu bắp Nhật trên đất lúa, thu được hiệu quả cao.
Với kinh nghiệm 15 năm về nuôi và kinh doanh cá nước ngọt, mới đây anh Trần Danh Tựa, thôn 1, xã Trà Tân, huyện Đức Linh (Bình Thuận) đã thực hiện thành công mô hình ương giống cá rô phi đơn tính, mang lại lợi nhuận khá cao...
Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.
Tình trạng đình trệ thi công nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học tại Phú Thọ đang khiến hàng trăm hộ nông dân của vùng nguyên liệu trồng sắn rơi vào cảnh bấp bênh khi thiếu đầu ra tiêu thụ.