Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Thực Phẩm Sau Tết: Khoảng Lặng Trước Khi Có Bão?

Giá Thực Phẩm Sau Tết: Khoảng Lặng Trước Khi Có Bão?
Ngày đăng: 23/02/2012

Theo thông lệ, giá thực phẩm tiêu dùng thường tăng mạnh sau dịp Tết Nguyên đán, sau đó hạ dần. Năm nay, giá thực phẩm tiêu dùng đã nhanh chóng giảm sau Tết và đã về mức gần tương đương so với trước Tết. Song đáng chú ý, nhiều mặt hàng thực phẩm thiết yếu đã được điều chỉnh tăng giá và thiết lập mặt bằng giá mới.

Giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống hiện tại đang có xu hướng giảm và tương đối ổn định, rất ít các mặt hàng có đột biến về giá. Mấy ngày gần đây, thời tiết dự báo ấm dần, giá các loại thực phẩm như giá thịt, rau xanh các loại đã giảm về gần với mức như trước Tết.
Tại các chợ, bắp cải giá 4.000-5.000 đồng/kg, su hào 2.000-4.000 đồng/củ, cải cúc 1.000-2.000 đồng/bó, rau muống 4.000 đồng/bó… Các loại thịt cũng giảm trung bình từ 5.000-10.000 đồng/kg. Thịt lợn có giá từ 110.000-150.000 đồng/kg, thịt bò phổ biến từ 170.000-250.000 đồng/kg, các loại thịt cá cũng đã giảm khoảng 10-20%.
Chị Thúy, một tiểu thương kinh doanh thịt lợn tại chợ Thành Công cho biết: “Nguồn cung thịt hiện tại tương đối dồi dào trong khi sức mua cũng không tăng nhiều nên giá thịt lợn đã giảm về gần bằng trước Tết. Sắp tới nếu người dân sợ dịch cúm không dám mua thịt vịt, thịt gà thì có thể giá thịt lợn sẽ nhích lên vài giá.”
Mặc dù sức mua các loại gia cầm đang giảm mạnh do lo ngại về dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ bùng phát, thế nhưng giá các loại gia cầm như gà, vịt, ngan đang chững, thậm chí theo nhiều tiểu thương giá gia cầm còn có xu hướng tăng do các trang trại vẫn chưa bán hàng với số lượng lớn để chờ diễn biến của dịch cúm. Hiện giá thịt gà tại các chợ đang dao động từ 80.000-120.000 đồng/kg, đã tăng từ 7.000-10.000 đồng/kg so với trước đây.
Lý giải cho việc giá thực phẩm tươi sống có xu hướng giảm nhanh hơn mọi năm, các tiểu thương cho biết, tình hình kinh tế vẫn khó khăn, người tiêu dùng tiếp tục thắt chặt chi tiêu nên ngay cả các mặt hàng thiết yếu cũng tiêu thụ chậm hơn trong khi nguồn cung thực phẩm tươi sống khá dồi dào, vì thế người buôn bán phải giữ giá bán thấp để bán được nhiều hàng. Giảm giá thời điểm này nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa.
Mặc dù các mặt hàng thực phẩm tươi sống có xu hướng giảm và tương đối ổn định, nhưng các mặt hàng thực phẩm khô đã được các hãng điều chỉnh tăng giá và thiết lập mặt bằng giá mới từ sau Tết.
Gần đây, nhiều mặt hàng được điều chỉnh tăng giá, chủ yếu tập ở các nhóm thực phẩm như đồ hộp với mức tăng khoảng 5%, sữa tăng 10%, hóa mỹ phẩm cũng được điều chỉnh tăng 5-8%. Đặc biệt, giá gas sau 3 lần điều chỉnh tăng và một lần giảm cho đến thời điểm này đã tăng khoảng 20% so với đầu năm. Giá gas bán lẻ đang giao động từ 400.000 đến 450.000 đồng/bình 12kg.
Chị Thu Quỳnh (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Từ sau Tết, tôi đi siêu thị đã thấy rất nhiều mặt hàng điều chỉnh giá như nước mắm, bột giặt, dầu ăn, gạo… mỗi loại đều tăng từ 1.000-3.000 đồng/sản phẩm.”
Theo các tiểu thương kinh doanh tại các chợ, các hãng đều lý giải việc tăng giá một số thực phẩm thiết yếu do giá nguyên liệu và chi phí sản xuất tăng. Theo các tiểu thương, việc điều chỉnh tăng giá trong người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu sẽ khiến sức mua càng giảm sút.
"Ngay sau Tết nhiều hãng đã tăng giá hàng hóa thế này thì chắc phải đến đến tháng Năm, khi tăng tiền lương tối thiểu, giá các sản phẩm mới có thể điều chỉnh tăng giá tiếp," chị Hương, một tiểu thương tại chợ Ngã Tư Sở cho biết.
Bên cạnh nhiều sản phẩm thiết yếu đã được thiết lập mặt bằng giá mới, giá các loại dịch vụ cũng đã tăng. Các ngành hàng ăn uống, may mặc, dịch vụ giặt là, trông giữ xe, rửa xe, chụp ảnh... đã điều chỉnh tăng giá từ 10%-40% so với trước Tết./


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Nông Nghiệp Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Nông Nghiệp

Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với phát triển nông thôn được coi là hướng đi hiệu quả thiết thực trong việc tạo nên diện mạo nông thôn mới. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là một tầm nhìn quy hoạch tổng quát cũng như sự đầu tư hợp lý xây dựng những hạ tầng thiết yếu. Từ góc độ du khách cũng đặt ra yêu cầu đa dạng các loại hình dịch vụ mà những đặc trưng vùng miền trong tập quán sản xuất, sinh hoạt của cư dân nông thôn ở địa phương sẽ là điểm nhấn hút khách.

23/02/2012
Nguy Cơ Khủng Hoảng Thừa Thanh Long Nguy Cơ Khủng Hoảng Thừa Thanh Long

Câu chuyện khủng hoảng thừa thanh long ở Bình Thuận đã dự báo từ vài năm trước, khi loại trái cây này năm nào cũng vài lần rớt giá thảm hại. Vậy nhưng diện tích thanh long vẫn tăng từng ngày

20/08/2011
Sắn Được Mùa, Nỗi Lo Quy Hoạch Sắn Được Mùa, Nỗi Lo Quy Hoạch

Theo các thương lái, nguyên nhân khiến giá sắn tăng cao là do sức tiêu thụ tại các nhà máy chế biến tinh bột sắn trong nước tăng mạnh. Đặc biệt, từ khi Nhà máy tinh bột sắn Phong An đi vào hoạt động và cam kết thu mua sắn với giá ổn định giúp nông dân trên địa bàn tỉnh an tâm sản xuất

01/10/2011
Giá Tôm Sú Giống Tăng Cao Giá Tôm Sú Giống Tăng Cao

Theo các chủ trang trang trại tôm giống tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận- một trong những địa phương có số trại tôm giống lớn nhất nước- chuyên cung cấp con giống cho các tỉnh ĐBSCL thì giá tôm sú giống đang ở mức cao nhất từ trước đến nay, tôm sạch bệnh có giá từ 75- 80 đ/con, tôm hàng chợ cũng có giá khoảng 60- 65 đ/con giống.

23/02/2012
Công Bố Cẩm Nang Quý Cho Nhà Nông Công Bố Cẩm Nang Quý Cho Nhà Nông

Trung tâm Khuyến nông quốc gia (NAEC) và Dự án Sáng kiến cúm gia cầm và đại dịch của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (APII/USAID) vừa công bố bộ tài liệu tập huấn dành cho các hộ chăn nuôi gia cầm.

26/04/2012