Hỗ trợ nông dân Sóc Trăng tiêu thụ hành tím
Số hành này sau đó sẽ được Cty Vận tải đường sắt Việt Nam vận chuyển miễn phí ra Hà Nội tiêu thụ trong hệ thống siêu thị Vinmart. Chương trình nhằm hỗ trợ người dân trồng hành tím ở huyện Vĩnh Châu.
Được biết, giá thành sản xuất hành tím khoảng 7 ngàn đồng/kg, nhưng nông dân chỉ bán được 3-4 ngàn đồng/kg. Do giá quá thấp nên hiện nông dân Vĩnh Châu còn tồn hàng chục ngàn tấn hành chưa bán được. Nhằm hỗ trợ bà con, Tỉnh Đoàn Sóc Trăng thu mua giá 7.500 đồng/kg. Sắp tới, VinGroup sẽ nâng giá thu mua từ 7.500 lên 9.000 đồng/kg.
Anh Nguyễn Thành Duy, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Sóc Trăng cho biết, ngày 24/4, các tiểu thương chợ Bà Chiểu, TP.HCM sẽ tổ chức lễ hội bán hành tím nhằm hỗ trợ bà con nông dân, đồng thời, giúp người tiêu dùng mua hành tím Sóc Trăng thay vì hành tím không rõ nguồn gốc.
Sau đó, ngày 25/4, Tỉnh Đoàn sẽ tiếp tục thu mua 15 tấn hành tím cho bà con, để mang lên TP.HCM tiêu thụ trong các nhà hàng, khách sạn và doanh nghiệp phân phối.
Có thể bạn quan tâm
Trước nay, nhiều hộ dân trồng rau màu ở Đức Trọng đã phải chịu cảnh “Được mùa rớt giá, được giá mất mùa” và thường bị thương lái ép giá với những lý do về chất lượng sản phẩm. Từ khi áp dụng sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, đầu ra ổn định và kinh phí đầu tư cũng giảm.
Vào lúc 00 giờ 30 phút, ngày 22/7/2013, tại nhánh sông Tiền, thuộc thủy phận ấp Tây, xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp), ghe tải mang biển số AG-11969 đụng vào bè cá “điêu hồng” của ông Trần Văn Thả (45 tuổi), ngụ xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình khiến ông Thả bị chấn thương cột sống và bè cá bị chìm, ước gây thiệt hại ban đầu hơn 500 triệu đồng.
Ngoài ra, mỗi năm Trung tâm sản xuất và cung ứng trên 2 triệu con cua biển giống cỡ C1, C2 cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Trung tâm đã nghiên cứu, tiếp nhận và chuyển giao thành công công nghệ sinh sản nhân tạo giống cá bống bớp từ Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng (Bộ NN và PTNT).
Hiện, nhiều nông dân huyện Châu Thành (An Giang) tận dụng khuôn viên nhà ở nuôi ba ba bán con giống và bán thịt. Nông dân Nguyễn Văn Xuẩn (ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Hanh) xây 3 bồn trong hầm quanh nhà nuôi 400 con ba ba, mỗi bồn diện tích 15m² chứa khoảng 150 con. Ông cho biết, cứ 20 tháng bán ra một đợt.
Đến xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái) vào những ngày giữa tháng Bảy, đi đến đâu cũng bắt gặp không khí nhộn nhịp, người bán người mua măng tre Bát Độ.