Giá thu mua mía năm nay sẽ ở mức cao
Ông Trương Cảnh Tuyên (đứng), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phát biểu tại buổi làm việc.
Nguyên nhân giá thu mua mía nguyên liệu năm nay sẽ đạt ở mức cao được nhà máy đường cho rằng, diện tích trồng mía trong niên vụ này ở nhiều tỉnh của khu vực ĐBSCL giảm đáng kể so với cùng kỳ. Nếu tính chung cả vùng thì giảm hơn 6.000ha, riêng tỉnh Hậu Giang giảm hơn 1.500ha.
Việc diện tích mía giảm sẽ không loại trừ khả năng xảy ra tình trạng tranh giành nguồn nguyên liệu giữa các nhà máy đường đến khi vào vụ ép, từ đó, đẩy giá thu mua mía lên cao. Ngoài ra, giá đường tại thời điểm này đang ở mức thuận lợi (13.500 đồng/kg) và theo nhận định của các nhà máy đường, dự kiến thời điểm vào vụ ép (khoảng 20-9) là 13.000 đồng/kg; đây là mức giá có thể nâng giá thu mua mía nguyên liệu trong dân cao hơn những năm trước…
Mặc dù đã có những tín hiệu vui cho người trồng mía trước khi vào vụ thu hoạch, tuy nhiên, một vấn đề đang tồn tại hiện nay là các nhà máy đường vẫn chưa thống nhất ngày vào vụ ép. Cụ thể, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) và các nhà máy đường khu vực ĐBSCL thống nhất thời điểm vào vụ từ ngày 25-9; riêng Công ty TNHH Mía đường cồn Long Mỹ Phát (Losuco) lại đề nghị vào ngày 30-8.
Phát biểu tại cuộc họp với Hiệp hội Mía đường Việt Nam và các nhà máy đường khu vực ĐBSCL, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên thống nhất với lịch vào vụ của ngành nông nghiệp tỉnh đưa ra là từ ngày 10-9, tuy nhiên, đây không phải là thời gian cố định mà tùy thuộc vào điều kiện thực tế, kế hoạch sản xuất mà mỗi nhà máy quyết định ngày vào vụ ép có thể sớm hoặc trễ hơn.
Bên cạnh đó, trước khi vào vụ ép, ba nhà máy đường trên địa bàn tỉnh phải công bố hợp quy (tạp chất, chữ đường) đúng theo quy định; đồng thời, để bảo đảm tính khách quan, Sở NN&PTNT tỉnh sẽ chủ trì phối hợp cùng một số sở, ngành có liên quan của tỉnh tiến hành kiểm tra chặt chẽ việc đo chữ đường tại các nhà máy khi vào vụ sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Tổn thất sau thu hoạch lúa gạo tại ĐBSCL hiện nay vẫn còn khá cao, 13,7%, tương đương thiệt hại 635 triệu USD/năm. Trong số này, chiếm cao nhất là khâu phơi sấy mất 4,2%, thu hoạch 3%, xay xát 3%, bảo quản 2,6%, vận chuyển 0,9%. Nếu như tất cả các khâu thu hoạch đều có khiếm khuyết thì tổn thất có thể lên đến 20,6%
Trong một thí nghiệm gần đây thuộc khuôn khổ chương trình nghiên cứu về cá tuyết (CODTECH) do Hội đồng Nghiên cứu Nauy tài trợ, các chuyên gia nghiên cứu về thuỷ sản đã tiến hành so sánh hiệu quả giữa việc sử dụng vi tảo tươi, tảo đóng bánh và bột đất sét trong việc xử lý mùn bã hữu cơ và vi khuẩn trong bể ương ấu trùng trong nuôi cá tuyết.
Năm 1996, Cty Thương mại Nông nghiệp Charoen Pokphand (C.P) đã sản xuất giống cá rô phi đỏ Tabtim nuôi trong lồng bằng cách lai chéo giống rô phi đen, rô phi đỏ Đài Loan và giống rô phi đỏ Florida.
Sau nhiều vụ ốc hương chết hàng loạt, nghề nuôi ốc hương ở Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã dần ổn định và phát triển. Tuy nhiên, do là nghề mang tính tự phát nên bà con ngư dân vẫn lúng túng, bị động khi phát triển nghề này.
Mỹ - nước xuất khẩu thịt bò hàng đầu thế giới – ngày 25/4 (giờ Việt Nam) cho biết đã phát hiện một trường hợp bò điên ở bang California. Nước này cũng đang ra sức trấn an người tiêu dùng trên toàn thế giới.