Nuôi ếch thương phẩm an toàn sinh học
Trung tâm đã giới thiệu loại hình nuôi trong bạt, nuôi trong vèo giăng trong ao; kỹ thuật cải tạo ao; thiết kế các loại vèo, thiết kế các bạt nuôi trên bờ; xử lý nước;
Chọn giống, mật độ thả; cách cho ăn, chăm sóc, phòng bệnh; quản lý ếch nuôi và môi trường nước; sử dụng men vi sinh trộn vào thức ăn và dùng men vi sinh xử lý nước...
Nông dân được mắt thấy tai nghe những cách làm hay để áp dụng nhằm góp phần tăng thu nhập, tạo ra sản phẩm an toàn.
Năm 2015 mô hình nuôi ếch thương phẩm an toàn sinh học đang thực hiện quy mô 1.000 m2 với 10 hộ tham gia ở các xã Mỹ Thành Nam và Phú Nhuận.
Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ con giống, một phần vật tư chính và được hướng dẫn kỹ thuật trong suốt vụ nuôi, đến nay ếch được 35 ngày đạt cỡ 3 - 7 con/kg, dự kiến khoảng nửa tháng tới bắt đầu thu hoạch.
Theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật, ếch nuôi đạt yêu cầu đặt ra, các hộ tham gia đều nhiệt tình áp dụng tiến bộ kỹ thuật.
Đây được xem là mô hình thích hợp với hộ có ít đất SX hay khu vực đô thị có khả năng phát triển bền vững trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm
Anh út Hận (chợ Ba Thê cũ, xã Bình Thành, Thoại Sơn, An Giang) cho biết: Từ cuối tháng 5/2013, thương lái các tỉnh phía Bắc đã vào thu mua rắn hổ hèo thương phẩm nên giá bán tăng từ 500.000 đồng/kg lên 650.000 đồng/kg.
Chiều 7.6, tại TP.Quy Nhơn, Bình Định, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) phối hợp với Sở NNPTNT Bình Định tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn và tưới tiết kiệm nước cho lúa hè thu cho các tỉnh khu vực miền Trung.
Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch trong lĩnh vực thủy sản hiện là 20 - 25% đã đặt ra yêu cầu cấp bách đối với việc nghiên cứu công nghệ bảo quản cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền cho ngư dân. Bên cạnh đó, ngư dân cũng rất cần được tiếp cận thuận lợi với nguồn vốn ưu đãi để đầu tư thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch.
“Mấy tháng qua, gần 100.000 con lươn giống lút chút như thế này đã được “xuất ngoại” sang Nhật Bản rồi đấy!”. Vừa vớt những con lươn bột nhỏ xíu trong thau lên, kỹ sư Đoàn Kim Sơn, giảng viên Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, vừa trò chuyện. Bên cạnh công việc của một người thầy, kỹ sư Sơn còn là chủ trang trại Sơn Ca 1 (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) và Sơn Ca 2 (huyện Hóc Môn, TP HCM).
Trong đó yêu cầu các địa phương tập trung nguồn nhân lực, máy móc khẩn trương thu hoạch lúa đông xuân 2012 - 2013 theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng", thu hoạch đến đâu làm đất tới đó.