Giá Thành Sản Xuất Tăng, Nông Dân Lãi 242 – 1.342 Đồng/kg

Thực hiện công tác điều tra, xác định chi phí sản xuất nhằm tính giá thành sản xuất cho vụ lúa hè – thu 2013 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh theo Thông tư liên tịch số 171/2010/TTLT-BTC-BNNPTNT hướng dẫn phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa các vụ sản xuất trong năm, vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kết hợp Sở Tài chính tiến hành điều tra tại 135 hộ nông dân trồng lúa tại địa bàn 09 xã thuộc 03 huyện: Càng Long, Tiểu Cần, Trà Cú đại diện cho 03 vùng trồng lúa có các đặc tính như vùng sản xuất có điều kiện thuận lợi; vùng sản xuất có điều kiện trung bình và vùng có điều kiện khó khăn để công bố giá thành sản xuất thực tế trên địa bàn tỉnh.
Kết quả điều tra giá thành sản xuất thực tế vụ hè - thu 2013 của tỉnh là 3.858 đ/kg, tăng 454 đ/kg so với giá thành vụ hè - thu 2012. Với giá thành trên, người trực tiếp sản xuất lãi 242 đ/kg – 1.342 đ/kg (tại thời điểm khảo sát giá lúa khô là 4.100 đ/kg – 5.200 đ/kg).
Đây là năm thứ 3 Bộ Tài chính căn cứ vào giá thành sản xuất thực tế của các tỉnh ở ĐBSCL, công bố giá thành kế hoạch để làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền, các doanh nghiệp, cá nhân thu mua lúa với giá định hướng đảm bảo mức lãi tối thiểu cho người sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Người nuôi tôm ở phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa trong những ngày này như ngồi trên đống lửa. Tôm thả được khoảng 2 tháng thì bỗng nhiên chết hàng loạt. Nhiều hộ nuôi bị mất trắng mấy chục vạn tôm, không vớt vát được đồng nào.

Hiện nay, giá tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đang giảm mạnh, khiến nhiều hộ nuôi đến lứa thu hoạch lâm vào cảnh lao đao.

Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không được xử lý tốt sẽ lập tức bị ô nhiễm bởi lượng thức ăn dư thừa, xác chết của một số đối tượng nuôi, chất thải của các đối tượng nuôi...

CHLB Đức hiện đang là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam trong số các nước EU, vì vậy có thể nói Đức thực sự là thị trường tiềm năng rất đáng quan tâm để mở rộng xuất khẩu.

Sau nhiều năm nuôi heo, nuôi bò sinh sản hiệu quả kinh tế thấp, năm 2004, vợ chồng anh Nguyễn Văn Vừa (ấp Cầu Sắt, xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, Bình Dương) đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi bò sữa và gặt hái được kết quả ngoài mong đợi.